Mẹ tôi là một người có tính cách bất ổn. Một ngày bà ấy có thể ôm hôn tôi nồng nhiệt, ngày khác thì bà có thể tấn công tôi bằng những lời lẽ cay nhiệt. Khi tôi dần dần nhận ra bản tính bất ổn như một quả bom nổ chậm của bà, tôi cảm thấy mình cần giấu đi bản tính đó khỏi ánh mắt của xã hội. Tôi nhớ những lần bị xỉ nhục khi tính cánh của mẹ tôi trở thành tâm diểm của người thân và họ hàng. Do đó, tôi đã kìm nén việc bộc lộ bất cứ dạng cảm xúc nào mang tính yếu đuối và chưa trưởng thành. Theo cách tư duy này, để tôi trở thành một người tốt và nghiêm chỉnh, tôi cần giữ vững – thậm chí loại bỏ cảm xúc bản thân.
Cuốn tiểu thuyết “tội ác và trừng phạt” của Fyodor Dostoevsky kể về một chàng trai trẻ, sau khi bị đuổi học vì vấn đề tài chính, đã giết hại một người cầm đồ xấu xa hòng chiếm đoạt tài sản của y. Bối cảnh câu truyện là ở thế kỷ 18 tại thị trấn Peterburg, nơi tồn tại nghèo đói, mại dâm và nghiện rượu chè. Dostoevsky diễn tả cho độc giả thật sự thấy được từng khía cạnh tâm lý của tên tội phạm, bằng cách đưa chúng ta vào từng hoàn cảnh mà hắn tương tác với người xung quanh và bản thân tâm trí hắn khi đi trên những con phố nhỏ của Peterburg.
Theo cách tôi hiểu về cuốn sách thì nỗi khổ mà nhân vật chính Rodion Romanovich Raskolnikov gặp phải là không thể đồng cảm với những người xung quanh hắn. Hắn ghét bản chất con người, và nhìn nhận nỗi khổ con người là đáng khinh và thương hại. Kể cả khi hắn tỏ ra nhân hậu và thương hại một số cá thể trong câu chuyện, hắn có thái độ xa lánh và nhạo báng những người đó. Mặc dù tâm lý bất ổn và những quyết định kỳ quặc của hắn làm tôi phát điên khi đọc, tôi rất bất ngờ thì cảm thấy lo cho số phận hắn. Khi hắn xa lánh xã hội thì tôi cũng cảm thấy buồn bã khi bản thân nhớ lại những lúc mình đã xa lánh hay liên tục chối từ cảm xúc của mình.
Ở một đoạn nào đó trong sách, nhân vật Raskolnikov thể hiện hình ảnh con người dưới 2 dạng: dạng “tầm thường” và dạng “đặc trưng”. Theo giả thiết này, khi một cá thể như Napoleon – người mà nhân vật chính coi là “đặc trưng” – tìm đến mục tiêu cao cả hơn, thì những quy luật dành cho người thường không áp dụng được lên cá thể đó. Tôi cảm thấy lý do chính mà Raskolnikov giết người là để chứng minh hắn thuộc về dạng người “đặc trưng”. Nếu như hắn bình tĩnh và tránh được tội thì tức là những luật lệ thông thường không áp dụng được lên hắn.
Thế nhưng, Raskolnikov không thể giữ bình tĩnh sau khi gây án mạng. Những cơn đau vô hình và cảm giác tội lỗi dần dần thấm sâu vào tâm trí hắn, cho đến khi hắn không chịu được nữa và đã tự đi nhận tội để giải thoát cho sự dày vò lương tâm. Cho nên, hắn thất bại khi vật lộn để tránh né chính cảm xúc của hắn. Ban đầu thì sự thất bại trong việc đặt mình vào vị trí của Napoleon làm hắn mất tự tin, dường như điều đó làm hắn bỏ cuộc hoàn toàn. Nhưng đến cuối truyện thì Raskolnikov trải qua một cuộc biến đổi quan trọng, khi hắn chấp nhận bản chất con người mình và để bản thân trải nghiệm cảm xúc nội tâm. Dù rằng nhân vật chính đã gây ra tội lớn trong câu truyện này, tác giả Dostoevsky để lại cho độc giả một góc nhìn lạc quan về cuộc sống, khi mà cuối cùng Raskolnikov nhận được sự bình yên trong tâm trí hắn.
Dostoevsky đã thực hiện thành công việc thúc đẩy độc giả quan tâm và thậm chí đồng cảm với nhân vật chính, dù cho hắn bất ổn về tâm lý và đã thực hiện hành vi giết người. Là một người luôn cố gắng tránh né thể hiện cảm xúc từ thời vị thành niên cho tới khi là người lớn, tôi đồng cảm với sự đấu tranh khốn khổ của nhân vật chính, và tôi thấy an tâm khi đọc về sự biến đổi của hắn. Đối với tôi thì cuốn tiểu thuyết “tội ác và trừng phạt” cho thấy tầm quan trọng của việc am hiểu và chấp nhận cảm xúc nội tâm, và nhận ra mối nguy hại khi ta chạy trốn chúng.
Hoàng Nhật (Theo PsychAlive)
Tài liệu tham khảo:
Review: A Psychological Look at Crime and Punishment, https://www.psychalive.org/review-a-psychological-look-at-crime-and-punishment/, 30/11/2018