Như chúng ta đã biết kích động, thất vọng, đố kỵ, xấu hổ, cô đơn... những cảm xúc mà mọi người vẫn cho là tiêu cực và tìm cách đè nén, kiểm soát. Tuy nhiên, thay vì cố gắng ngăn cản, điều ta cần làm là hiểu ra ý nghĩa tích cực của cảm xúc, từ đó nhận diện, sơ cứu và xử lý nó.
Cuốn sách gồm 4 phần: (1) Thấu hiểu cảm xúc; (2) Quản lý cảm xúc; (3) Phát triển trí tuệ cảm xúc; (4) Phát triển trí tuệ xã hội. Ở mỗi phần, bạn sẽ tìm thấy những tình huống hay hoàn cảnh nhất định và đi kèm với mỗi tình huống hay hoàn cảnh đó là những giải pháp - ý tưởng, lời khuyên, bí kíp và phương pháp - giúp bạn hiểu rõ và ứng dụng trí tuệ cảm xúc.
Nếu bạn muốn hiểu cảm xúc là gì, chúng đến từ đâu và tại sao mình lại có chúng, hãy đọc các chương trong Phần 1. Nếu bạn muốn phát triển trí tuệ cảm xúc và học cách quản lý cảm xúc của bạn và của người khác thì Phần 2, 3 và 4 của cuốn sách này sẽ hữu ích đối với bạn. Khi muốn kiểm soát những cảm xúc khó chịu như tức giận, thất vọng hay tạo động lực và hình thành sự tự tin cho bản/ người khác, bạn chỉ cần chọn vài ý tưởng, bí kíp và phương pháp mà bạn thấy phù hợp rồi thử áp dụng.
Nếu bạn thấy những cảm xúc khó chịu - căng thẳng, buồn phiền, cô đơn, tội lỗi, tiếc nuối, thất vọng, lo âu, trầm cảm hay tức giận đang xâm chiếm bản thân và thực sự bế tắc, hãy xem trang cuối của cuốn sách để nắm được danh mục các tổ chức có thể cung cấp cho bạn những thông tin và lời khuyên qua kênh trực tuyến hoặc đường dây hỗ trợ cho họ.
Nhưng để ứng phó với những tình huống hằng ngày, bạn nên bỏ túi cuốn sách này mọi lúc mọi nơi. Bạn sẽ thấy rằng những bí kíp, phương pháp, ý tưởng và gợi ý trong đó thực sự có thể giúp bạn hình thành khả năng kiềm chế, nhìn nhận và thấu hiểu.
Không làm thinh với cảm xúc, cuộc sống cũng sẽ không làm thinh với bạn.
Cuốn sách hiện đã có trong Thư viện Viện Tâm lý học, mời các độc giả đón đọc!
Phạm Thu Huyền