Tính cách dưới góc độ tâm lý học cá nhân và tâm lý học xã hội (Phần 1)
(21/09/2020)
(Tamly) - Tính cách cá nhân và tính cách xã hội là một trong những đề tài hấp dẫn và được quan tâm tìm hiểu từ nhiều góc độ khác nhau như tâm lý học, dân tộc học, văn hóa học… Thông qua việc làm rõ tính cách một vùng đất, một địa phương cụ thể, người ta có thể hiểu được các đặc điểm văn hóa, bản sắc con người, cách nghĩ, cách sống của những con người trên địa bàn, vùng đất đó. Tính cách là sản phẩm, là sự kết tinh của các đặc thù về điều kiện tự nhiên, hoạt động sống của con người trên địa bàn nhất định; nhưng cũng đồng thời là nguồn vốn xã hội, là nội lực bên trong của con người trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa cũng như phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Từ góc độ lý luận về tính cách dưới trong tâm lý học, bài viết dưới đây xin bước đầu nêu ra một vài ý kiến về tính cách dưới góc độ tâm lý học cá nhân và tâm lý học xã hội.
Mối quan hệ giữa giấc ngủ sinh học với tính cách
(12/12/2018)
(Tâm lý) - Tầm quan trọng của đồng hồ sinh học đối với hoạt động con người là không thể phủ nhận (điều chỉnh giấc ngủ, ăn uống, hoạt động não bộ, ...), nên cũng không lạ khi các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu về quan hệ của đồng hồ sinh học với tính cách nói chung. Đã có khá nhiều nghiên cứu về tương quan giữa thời gian tỉnh thức và 3 mặt của nhân cách theo Eysenck là hướng ngoại (Extraversion), sự bất ổn (Neuroticism) và sự nhiễu tâm (Psychoticism). Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào tính hướng ngoại bởi sự bắt nguồn của lý thuyết Eysenck nói rằng sự kích hoạt vỏ não là yếu tố sinh học liên quan đến các dạng hướng ngoại khác nhau.
Sự thật về thí nghiệm nhà tù Stanford - hành vi tuân lệnh bởi quyền lực
(29/11/2018)
(Tamly) - Lý thuyết về sự tuân lệnh được hình thành bắt đầu từ thực nghiệm ở nhà tù Stanford nổi tiếng của Philip Zimbardo. Thực nghiệm này thực tế không chứng mình con người có bản chất hung dữ bạo lực, mà chỉ là một sự tuân lệnh từ những người có quyền lực theo thuyết của tâm lý học xã hội.
Mô hình trí tuệ cảm xúc GENOS (Phần 2) (*)
(18/06/2018)
(Tamly)-Trong phần 1 về các mô hình trí tuệ cảm xúc GENOS, bài viết đã giới thiệu 4 kỹ năng của mô hình này, bao gồm kỹ năng nhận biết cảm xúc của bản thân, kỹ năng thể hiện cảm cúc, kỹ năng nhận biết cảm xúc người khác, kỹ năng luận giải cảm xúc. Trong phần 2 này, tôi tiếp tục giới thiệu những kỹ năng còn lại của mô hình.
Mô hình trí tuệ cảm xúc GENOS (Phần 1) (*)
(18/06/2018)
(Tamly)- Genos là trắc nghiệm đo lường trí tuệ cảm xúc tại nơi làm việc, trong đó trí tuệ cảm xúc có xu hướng được coi là kỹ năng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 7 kỹ năng,hay 7 thành phần của trí tuệ cảm xúc tại nơi làm việc theo mô hình này.
Thích nghi thang đo GENOS trên thế giới (*)
(18/06/2018)
(Tamly) – Hiện nay, trong khoa học tâm lý, để đo lường trí tuệ cảm xúc, các nhà khoa học đã có rất nhiều thang đo. Một trong số đó là thang đo GENOS. Thang đo GENOS với 70 item, được thiết kế trong môi trường làm việc. Thang đo này cũng đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới với độ tin cậy và độ ổn định khá cao.
Tiêu điểm kiểm soát bên trong hay bên ngoài?: Kết quả từ một nghiên cứu *
(31/05/2018)
Tiêu điểm kiểm soát là niềm tin về mối liên hệ nhân - quả giữa hành vi và kết quả hành vi của con người. Trong quá trình ứng phó với tình huống gây căng thẳng như bão lụt, con người có thể qui gán thành công hay thất bại cho sự nỗ lực của con người (tiêu điểm kiểm soát bên trong) hay cho may mắn hoặc số phận (tiêu điểm kiểm soát bên ngoài).
Sự phát triển nhận thức của thanh thiếu niên
(11/04/2018)
(Tamly) - Phát triển nhận thức của thanh thiếu niên là quá trình chuyển từ kiểu tư duy của trẻ con sang kiểu tư duy của người trưởng thành. Có 3 lĩnh vực phát triển chính trong nhận thức của thanh thiếu niên: kĩ năng suy luận, khả năng tư duy trừu tượng và siêu nhận thức.
Trí tuệ cảm xúc nghề dạy học
(04/04/2018)
(Tamly) – Trí tuệ cảm xúc nghề dạy học là thuật ngữ mô tả những năng lực cảm xúc mà người giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả giáo dục cho cả người dạy và người học.