Những người trẻ tuổi sử dụng cách tự làm hại bản thân để chia sẻ cảm xúc

21/11/2018

(Tâm lý) Việc phá hủy cơ thể của bạn có thể là một cách để kiểm soát các cảm xúc tiêu cực. Nghiên cứu mới của Đại học Oslo (UiO), Na Uy cho thấy những người trẻ tuổi cũng sử dụng tự làm hại bản thân để giao tiếp và chia sẻ các cảm giác khó khăn mà họ không thể thể hiện bằng lời.

 

Hầu hết các nghiên cứu về tự làm hại bản thân đều dựa trên mô tả của các nhà nghiên cứu về bệnh nhân trưởng thành. Nhà tâm lý học Line Indrevoll Stänicke thuộc Đại học Oslo muốn đưa ra những lời giải thích của giới trẻ để hiểu rõ hơn về bệnh tật của bệnh nhân trẻ tuổi.

Stänicke nói: “Từ những nghiên cứu về người trưởng thành chúng tôi biết rằng việc tự làm hại bản thân có thể là một dạng giao tiếp. Các phát hiện mới của chúng tôi, từ một tổng quan các nghiên cứu có hệ thống, cho thấy rằng những người trẻ tuổi tin rằng tự làm hại bản thân để thể hiện cảm xúc mà họ nghĩ rằng họ phải che giấu. Tự làm đau mình trở thành một cách chia sẻ cảm xúc khó khăn mà họ tin rằng không có từ nào có thể mô tả được ”.

Các bạn trẻ trong nghiên cứu này mô tả một áp lực quá sức và sự thất vọng mãnh liệt, mà họ nghĩ rằng mình phải thoát ra, và họ không thể cho người khác thấy được. Họ sợ những cảm xúc này sẽ gây vấn đề cho những người khác.

"Khi thanh thiếu niên tin rằng xã hội không muốn nghe những cảm giác hoặc trải nghiệm khó khăn, họ có thể tìm kiếm các kênh khác để thể hiện chúng, chẳng hạn như cơ thể của chính họ".

Xung đột giữa việc xử lý và chăm sóc

Stänicke thấy rằng thanh thiếu niên liên hệ sự tự gây tổn hại cho bản thân đến tình huống khó xử trong cuộc sống hàng ngày của mình với mối quan hệ gần gũi nhất của họ. "Chúng ta nên hiểu tự làm hại như một cách để giải quyết xung đột giữa nhu cầu xử lý và thể hiện những trải nghiệm cảm xúc và sự thèm muốn được chăm sóc. Họ có thể nhấn mạnh những cảm xúc khó khăn để đảm bảo rằng họ được chăm sóc."

Những người trẻ tuổi thường ở độ tuổi 12-13 khi họ bắt đầu tự gây hại, một khoảng thời gian thay đổi lớn về cơ thể, cảm xúc và mối quan hệ xã hội. Việc đánh giá sự tự làm hại trong bối cảnh này là quan trọng. 

"Tất cả những gì họ phải đối mặt trong giai đoạn này của cuộc sống có thể tạo ra những thách thức lớn cho cá nhân và gia đình. Đối với một số thanh niên, bốc đồng, kiểm tra gianh giới và hành vi nguy cơ có thể là một cách để đối phó với trải nghiệm của họ. Những người trẻ tuổi tự làm hại bản thân cần sự hỗ trợ và chăm sóc, được nhìn nhận và lắng nghe. Ngoài ra, họ phải nhận ra họ cần sự giúp đỡ và sự giúp đỡ tốt nhất cho họ là gì. "

Chủ yếu là nữ. 

Stänicke giải thích rằng tự làm hại nghiêm trọng có thể liên quan đến bệnh về tâm thần như trầm cảm, lo âu, lạm dụng thuốc, rối loạn ăn uống và rối loạn nhân cách. Những người tự gây hại có nguy cơ tự tử cao hơn, đây là một lý do quan trọng để cần đặc biệt chú ý đến nhóm này. 

Nhà nghiên cứu cho biết: “Điều quan trọng là hiểu hành vi này và học cách chúng ta có thể giúp như thế nào. Khi khoảng 10 phần trăm thanh thiếu niên - chủ yếu là các cô gái - có trải nghiệm làm tổn hại bản thân bằng cách cắt, cào hoặc tự đánh, điều tự nhiên là có sự khác biệt cá nhân lớn trong nhóm này. Một số đấu tranh với những khó khăn tinh thần hoặc mối quan hệ trong các giai đoạn của cuộc sống, nhưng tự giải quyết để dừng hành vi tự gây hại. Đối với những người khác, tự gây thương tích có thể được lặp đi lặp lại và toàn diện, như một phần của rối loạn tâm thần. Nhóm này sẽ cần điều trị chuyên sâu ”. 

Lớn lên cần cởi mở 

Bà nhấn mạnh rằng các nhà nghiên cứu đã có kiến ​​thức về các phương pháp điều trị có hiệu quả và thích nghi với giới trẻ, nhưng chỉ ra rằng không có phương pháp điều trị nào giúp được tất cả mọi người

"Tôi đã phỏng vấn những người trẻ tuổi về trải nghiệm của họ về tự gây hại và tôi hỏi họ về cách điều trị hữu ích nhất. Tôi cũng đã nghiên cứu xem có một số khác biệt quan trọng giữa các câu trả lời hay không. Kiến thức này là nguyên tắc cho những nhà trị liệu làm cho những người trẻ tuổi cảm thấy được hiểu và chấp nhận. Nếu tự làm hại là một cách thể hiện và chia sẻ trải nghiệm khó khăn, điều quan trọng là người lớn tạo cơ hội - và không sợ - giải quyết các vấn đề có thể là nguyên nhân của hành vi làm hại bản thân. "

Theo Stänicke: “Trong số những người trẻ tuổi đi điều trị, sẽ có một số người muốn từ bỏ hành vi tự làm hại, trong khi những người khác có thể thiếu động lực vì họ cảm thấy rằng họ đã tìm thấy "giải pháp cuối cùng" cho mọi thứ khó khăn. "Bằng cách khám phá những khó khăn của tự làm hại, họ có thể có nhiều động cơ hơn để tìm những cách khác để chịu đựng và làm chủ những gì cảm thấy quá áp lực, bực dọc và khó hiểu đối với họ

Hiểu về các rối nhiễu tâm lý

Stänicke chỉ ra cách những người trẻ tuổi giải thích các hành động như tự làm hại, và những từ như trầm cảm, lo âu và lòng tự trọng thấp. Những hành động như vậy có thể có ý nghĩa mở rộng và thay đổi đối với giới trẻ ngày nay so với các thế hệ trước “Thanh thiếu niên ngày nay truy cập vào tất cả thông tin về vấn đề và rối nhiễu tâm thần trên toàn thế giới. Họ thể hiện và sử dụng các từ khác với các nhà tâm lý học. Ví dụ, nếu một cô gái trẻ nói rằng cô ấy cảm thấy trầm buồn, điều đó không nhất thiết có nghĩa là cô ấy bị trầm cảm trong thuật ngữ lâm sàng. Số thanh thiếu niên tự làm hại ngày càng tăng, đặc biệt là trong số các cô gái trẻ. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng những hành động này phải được xem xét dưới góc độ của các cơ hội và hạn chế có tính văn hóa để thể hiện trải nghiệm, suy nghĩ và cảm xúc.

Theo Stänicke, có nhiều yếu tố nguy cơ tự làm hại được biết đến, bao gồm bệnh về tâm thần, lạm dụng thuốc và lạm dụng rượu, tình trạng kinh tế xã hội thấp, khuynh hướng tình dục, cũng như những trải nghiệm tiêu cực như chấn thương, lạm dụng tình dục, bạo lực và bắt nạt.

Tăng hiểu biết là trị liệu tốt hơn 

Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ là khá chung chung và có thể gắn liền với các bệnh và rối loạn khác nhau. Do đó, cần phải có kiến ​​thức về các trải nghiệm nặng nề của người trẻ tuổi; lạm dụng, các mối quan hệ gia đình khó khăn hoặc bắt nạt, hoặc nếu họ có bạn bè là những người tự gây hại.

Stänicke nói: “Tôi nghiên cứu mối liên hệ giữa tự làm hại và những câu chuyện cuộc sống cá nhân, tình hình hiện tại của họ và điều kiện tâm lý. Trong các cuộc phỏng vấn, tôi điều tra trải nghiệm của những người trẻ tuổi trong lúc tự làm hại và sau đó. Điều gì đã khiến họ bắt đầu và những gì đã giúp họ từ bỏ. Chúng tôi cũng thu thập dữ liệu về chẩn đoán, phương pháp và tần suất tự làm hại, cũng như năng lực tinh thần. Chúng tôi đang tìm kiếm những khác biệt cá nhân quan trọng trong việc phát triển nhân cách và hình ảnh bản thân. Chúng tôi hy vọng có thể đưa nhóm tự gây hại vào các nhóm nhỏ và thích nghi trị liệu cá nhân hóa hơn”.

(LVH lược dịch từ bài viết bài giới thiệu của UiO về công trình “Do Young People Understand Their Own Self-Harm? A Meta-synthesis of Adolescents’ Subjective Experience of Self-Harm” của Line Indrevoll Stänicke, Hanne Haavind og Siri Erika Gullestad trong Adolescent Research Review).