(Tamly) – Sự tương đồng được xem là tiêu chí để một người lựa chọn bạn đời. Và khi mối quan hệ ngày càng trở nên sâu sắc thì sự tương đồng về những đặc điểm bề ngoài như ngoại hình, vị thế xã hội… dường như không còn quan trọng bằng việc giữa vợ và chồng có sự phù hợp hay tương đồng trong việc thực hiện vai trò của mỗi người trong mối quan hệ đó hay không.
Gửi chị Hương và tác giả
Do bài của Trang không có nút duyệt gửi lại tác giả nên em gửi lên chị và nhờ chị nhắc em Trang bổ sung tài liệu tham khảo vào bên dưới ah. Sau đó xóa đi phần nhận xét này của BBT trước khi post.
Tương đồng vợ chồng là sự giống nhau hoặc tương đương giữa vợ và chồng về đặc điểm nào đó. Sự tương đồng được xem là tiêu chí để một người lựa chọn đối tác cho mình (George và cộng sự, 2015). Đặc biệt, khi các cặp đôi bước vào mối quan hệ sâu sắc hơn (hôn nhân) mà ở đó đòi hỏi họ phải có trách nhiệm với mối quan hệ này, thì việc các cặp đôi nhận thấy sự phù hợp hay sự tương đồng trong việc thực hiện vai trò của mỗi người trong mối quan hệ đó trở nên quan trọng hơn là sự giống nhau về những đặc điểm bên ngoài như ngoại hình hay học vấn… (Murstein, 1970). Do đó, sự tương đồng giữa vợ và chồng trong thực hiện một số vai trò/ chức năng gia đình có giúp cho cuộc hôn nhân tốt đẹp hơn, cụ thể là có nhiều tương tác tích cực hơn hay không là điều khá thú vị để xem xét.
Để giải đáp vấn đề này, nghiên cứu định lượng được tiến hành trên mẫu 604 người, trên 3 tỉnh/ thành gồm Hà Nội, Nam Định, Yên Bái, trong đó có 44% nam. Họ đều là những người đang có vợ/ có chồng và trong gia đình họ, phần lớn cả vợ và chồng cùng tham gia lao động kiếm tiền. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu xem sự tương đồng/khác biệt giữa vợ và chồng trong việc thực hiện vai trò gia đình ở 3 khía cạnh gồm kinh tế, làm việc nhà và ra quyết định có tác động như thế nào đến sự thể hiện tương tác giữa họ trong đời sống hôn nhân. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy một số phát hiện sau:
Tương tác tích cực giữa vợ và chồng có liên quan đến không chỉ sự tương đồng mà cả sự chênh lệch giữa họ trong việc thực hiện các vai trò gia đình. Trong đó, có thể thấy một xu hướng chung rằng, nếu như người vợ có ưu thế/ đảm nhiệm chính những vai trò mà đúng ra là của người chồng (theo tiếp cận vai trò giới truyền thống như: vợ có thu nhập nhiều hơn chồng, vợ là người chủ yếu ra quyết định quan trọng trong gia đình), còn người chồng lại đảm nhiệm nhiều hơn vai trò mà đúng ra là của người vợ (chồng thực hiện công việc nhà nhiều hơn vợ) thì giữa họ sẽ có ít tương tác tích cực nhất trong đời sống hôn nhân.
Nhưng điều ngược lại (tức thực hiện đúng vai trò trong gia đình truyền thống) cũng không hoàn toàn mang lại hệ quả tốt nhất, ngoại trừ việc người chồng kiếm thu nhập cao hơn người vợ cho thấy cuộc hôn nhân có nhiều tương tác tích cực nhất, còn lại thì việc tương đồng giữa vợ và chồng trong việc ra quyết định và cả trong thực hiện công việc nhà mới là điều khiến cho tương tác tích cực giữa vợ và chồng nhiều hơn hẳn so với việc phân chia/ phân quyền không cân bằng. Nghiên cứu cũng cho thấy, tương tác tiêu cực thấp liên quan đến sự tương đồng trong thực hiện việc nhà.
Từ những phát hiện trên có thể đưa ra gợi ý cho các cuộc hôn nhân rằng, ngoại trừ việc người chồng nên chiếm ưu thế hơn trong việc thực hiện chức năng kinh tế. Thì đối với hai chức năng còn lại, việc phân chia nhiệm vụ gia đình đồng đều và thực thi phân phối quyền lực ngang hàng dựa trên cơ sở vợ chồng cùng nhau bàn bạc để đưa ra các quyết định quan trọng là những điều cần thiết để cải thiện tình trạng tương tác hôn nhân. Như vậy, vai trò giới trong gia đình Việt Nam vẫn nên mang màu sắc đàn ông làm trụ cột, nhưng “xây tổ ấm” – với hàm ý là chăm sóc gia đình là điều cần được thực hiện bởi cả hai vợ chồng, và sự vận hành sẽ là tốt nhất khi mà trong gia đình, các cá nhân có sự tương thuộc lẫn nhau.
Bổ sung tài liệu tham khảo