Phát triển ngôn ngữ là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Việc hiểu biết và sử dụng ngôn ngữ phát triển mau lẹ trong thời kỳ này liên quan chặt chẽ với sự hiểu biết phổ quát về thế giới. Cha mẹ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ của con em mình. Bài viết này đưa ra một số gợi ý cho các bậc cha mẹ trong cách khích lệ sự phát triển ngôn ngữ của con cái từ 1 đến 2 tuổi của mình.
1. Trẻ nhỏ có thể hiểu được bao nhiêu?
Trẻ nhỏ phát triển từ sự hiểu biết khoảng 10 từ khi 12 tháng tuổi cho tới hơn 800 từ khi trẻ lên 3, đến khi mà trẻ có thể hiểu được những câu phức tạp hơn.
2. Khi nào trẻ bắt đầu nói?
Trẻ rất khác nhau về thời điểm bắt đầu nói và tốc độ học nói. Đừng quá lo lắng nếu con bạn nói chậm hơn hay nhanh hơn những trẻ khác cùng lứa tuổi. Nếu bạn lo lắng sự phát triển ngôn ngữ của con bạn có vẻ chậm hơn rất nhiều trẻ khác cùng tuổi thì hãy đến gặp chuyên gia để tìm sự giúp đỡ. Xem bảng sau về những gì bạn mong đợi sự phát triển ngôn ngữ của con em bạn.
3. Làm thế nào để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ
3.1. Lắng nghe con bạn: Khi có thể, hãy sẵn sàng khi con bạn cố gắng giao tiếp với bạn thông qua ngôn ngữ. Hãy chuẩn bị chờ đợi một cách kiên nhẫn để cho trẻ có thể nói hơn là đoán trẻ muốn gì. Hãy nhìn vào con bạn và lắng nghe những gì trẻ nói.
3.2. Nói với con bạn: Sự thích thú nói của con bạn sẽ được nâng cao khi bạn nói chuyện với trẻ một cách thường xuyên. Nói chuyện hàng ngày về tất cả mọi thứ và gọi tên những gì trẻ đang nhìn vào. Tiến đến gần con bạn và cúi xuống ngang tầm với mắt trẻ khi bạn nói chuyện với chúng.
3.3. Khích lệ những khi trẻ phát âm đúng: Thử nhắc lại mỗi từ trẻ phát âm không đúng sau đó thúc đẩy trẻ cố gắng nhắc lại. Ví dụ nếu con bạn chỉ vào chiếc ô tô và nói "tô", hãy nói, đúng rồi, đó là ô tô. Hãy nói ô tô. Nếu con bạn có tiến bộ hãy khen ngợi ngay. Nếu con bạn không nói được hãy đừng thất vọng, sẽ có nhiều cơ hội khác.
3.4. Mở rộng cách nói của con bạn: Hỏi con bạn câu hỏi và khuyến khích trẻ nói nhiều hơn. Ví dụ, nếu trẻ cho bạn xem một đồ chơi của trẻ, thay vì nói một cách đơn giản - đây là xe tải - thì cố làm cho trẻ nói nhiều hơn về đồ chơi đó - đây là một cái xe tải tuyệt vời. Đây là loại xe tải gì vậy? Nếu con bạn không trả lời hãy gợi ý - có vẻ như xe tải xây dựng. Sau đó hỏi, thế xe tải xây dựng làm gì? Nếu con bạn trả lời câu hỏi của bạn thì hãy khen ngợi và nhắc lại những gì trẻ nói. Nếu con bạn vẫn không nói gì thì hãy chỉ vào những bộ phận của xe và nói như: bánh xe, cửa kính v...Trẻ nhỏ sẽ hưởng lợi rất nhiều từ những giao tiếp như vậy, đặc biệt là khi chúng ngắn gọn và thường xuyên xảy ra.
3.5. Cung cấp những mô hình ngôn ngữ tốt: Cố gắng trách sử dụng những ngôn từ trẻ con. Sẽ giúp con bạn phát triển ngôn ngữ khi bạn sử dụng những từ thực sự cho các đồ vật và sự kiện và nói những câu hoàn chỉnh. Trẻ nhỏ dễ lẫn lộn nếu bạn nói những câu quá dài và sử dụng quá nhiều từ mà trẻ không hiểu. Mặt khác cũng đừng sợ giới thiệu với trẻ những từ mới khi bạn nói chuyện với trẻ. Việc này giúp phát triển vốn từ vực của con bạn.
3.6. Mô tả những gì bạn đang làm: Trẻ em thích thú theo dõi cha mẹ mình làm việc xung quanh trong nhà. Trẻ sẽ thấy thú vị hơn khi được cùng tham gia làm hoặc nói chuyện với bạn khi chúng quan sát bạn. Dành thời gian mô tả bạn đang làm gì. Việc mô tả những việc bạn làm như nấu ăn, lau nhà, giặt quần áo có thể thúc đẩy con bạn quan tâm và đặt câu hỏi.
3.7. Chia sẻ cảm giác và ý tưởng của bạn: Cùng với việc mô tả những gì bạn đang làm là chia sẻ cảm giác và trải nghiệm của bạn với con trẻ. Đây là một số ví dụ: Nói với con bạn về ngày làm việc của bạn. Giải thích điều gì làm bạn cười. Tả lại những gì bạn nhìn thấy trên đường từ cơ quan về nhà. Nói về những người bạn đã nói chuyện.
3.8. Khuyến khích câu hỏi: Cha mẹ có thể cho con trẻ rất nhiều thông tin về thế giới. Trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình bằng cách hỏi nhiều câu hỏi. Hãy kiên nhẫn và khích lệ con bạn đặt câu hỏi bằng cách trả lời bằng những từ ngữ mà chúng hiểu.
3.9. Nhận xét về trò chơi của trẻ: Cha mẹ có thể tham gia vào trò chơi của trẻ mà không cần chơi hay chỉ dẫn. Hãy quan sát trẻ chơi và đưa ra bình luận giúp kéo dài sự thích thú của trẻ trong hoạt động chơi. Ví dụ: bạn có thể hỏi về trò chơi hay hoạt động - Con búp bê sẽ ngủ ở đâu? V.v...
3.10. Đọc truyện cho con nghe: Trẻ rất thích được đọc truyện tranh và nhìn vào các bức tranh trước khi đi ngủ. Hãy đọc cho con bạn khi chúng còn rất nhỏ và hãy chọn những truyện đơn giản, dễ hiểu và đọc chúng thường xuyên, ít nhất là một lần một ngày.
3.11. Điểm ghi nhớ: Trẻ nhỏ có thể học hai ngôn ngữ cùng một lúc mà không gặp phải khó khăn gì cả. Trẻ 3 tuổi có thể nói tốt hai ngôn ngữ.
Những giai đoạn quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
Tuổi Khả năng
- 12 tháng tuôn trào tiếng bập bẹ theo nhịp điệu hoặc chuỗi dài. Thường có thể nói một vài từ như mẹ mẹ, bà bà. Nhận biết tên của những người thân xung quanh. Sử dụng sự chỉ trỏ và điệu bộ để giao tiếp. Hiểu 5 đến 10 từ. Phản xạ với bước 1 chỉ dẫn - Đưa cho mẹ hoặc đi đến bố v.v...
- 15 tháng Tiếng bập bẹ chứa đựng những từ có thể nhận biết được hơn. Những từ được sử dụng thường là những từ chỉ tên và rất hiếm những từ để đưa hoặc lấy. Sử dụng điệu bộ rõ ràng hơn. Hiểu nhiều hơn 24 từ
- 18 tháng Sử dụng 6 đến 12 từ. Gọi tên những vật cụ thể và những người đặc biệt, nói có, không, bai bai..Nhắc lại từ cuối của những câu bố mẹ nói. Sử dụng sự chỉ trỏ và tiếng để thể hiện đề nghị. Sử dụng cho tới 100 từ.
- 24 tháng Bắt đầu kết hợp các từ - bố ở nhà, bộ quần áo đẹp, quả bóng của con, đi ngủ v.v.... Sử dụng những điệu bộ thích hợp khi không thể nói hoặc không thể nói những điều mà trẻ thực sự muốn nói. Hiểu khoảng 300 từ. Phản xạ tới những chỉ dẫn phức tạp.
Phỏng dịch theo Triple P. The University of Queensland Brisbane
DNK