Mức độ hài lòng của người nông dân đối với tiền đền bù khi bị thu hồi đất nông nghiệp

19/03/2010

(Tamly) – Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy không ít nông dân vẫn chưa hài lòng với số tiền mà họ đã nhận được do có đất canh tác bị thu hồi.

Theo chính sách chung của Nhà nước, khi bị thu hồi đất người dân được đền bù một khoản tiền tùy thuộc vào số đất họ bị thu hồi. Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy trong địa bàn khảo sát (Tại đâu? Thời gian nào?), hộ có ít đất bị thu hồi nhất thì số tiền đền bù là 2.107.000 đồng và hộ có nhiều đất bị thu hồi nhất được nhận số tiền đền bù là 154.000.000 đồng. Số tiền đền bù mà các hộ nông dân nhận được do bị thu hồi đất nông nghiệp được thể hiện ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Số tiền đền bù mà người nông dân nhận được

sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp (%)

Các tiêu chí

Số tiền được đền bù (triệu đồng)

Dưới 5

Từ 6-20

Từ 21-50

Từ 51-100

> 100

Tổng thể

1,6

23,9

51,4

22,2

0,9

Khu vực sinh sống (tỉnh)

Hải Dương

4,0

40,0

48,7

7,3

0

Hà Tây

0,6

16,8

51,6

45,5

2,6

Hưng Yên

0

13,7

54,2

32,1

0

Số liệu ở bảng 1.1 cho thấy mức đền bù mà người nông dân nhận được phổ biến nhất là từ 21-50 triệu đồng và chiếm tới 51,4% số khách thể tham gia khảo sát. Lượng tiền này đối với người nông dân không phải là nhỏ. Đối với nhiều người số tiền này là “rất khá, nằm mơ cũng không thấy” (nam nông dân, 54 tuổi, thôn Trụ, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Tuy nhiên, không phải người nông dân nhận được số tiền đó cùng lúc “... Đền bù rải rác, có công ty nào đến trước thì đền bù trước. Khi công ty nào mua đất thì nhà nào có diện tích đất họ mua thì sẽ được đền bù. Sau đó công ty nào khác đến mua nữa thì sẽ đền bù tiếp. Nhà nào có bao nhiêu đất thì sẽ được đền bù bấy nhiêu, cả hoa màu trên đất nữa” (nam nông dân, 49 tuổi, thị trấn Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dương). Trên thực tế, người nông dân nhận số tiền này theo nhiều đợt khác nhau. Đây là một trong những lý do dẫn họ đến việc sử dụng số tiền đền bù của mình kém hiệu quả.

Số liệu được hiển thị ở bảng 1.2 còn cho thấy tỉnh Hà Tây là nơi nhận được số tiền đền bù lớn nhất (51,6% số hộ nông dân được đền bù từ 21 đến 50 triệu đồng và 45,5% số hộ được đền bù từ 51 đến 100 triệu đồng). Thứ hai là những người nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên và cuối cùng là những người dân ở tỉnh Hải Dương (với tỷ lệ phần trăm tương ứng là 54,2% và 32,1% - Hưng Yên; 48,7% và 7,3% - Hải Dương).

Bảng 1.2. Mức độ hài lòng của người nông dân đối với

việc đền bù khi bị thu hồi đất (%)

 

Các tiêu chí

Mức độ hài lòng

Hoàn toàn không phù hợp

Phần lớn không phù hợp

Nửa phù hợp, nửa không

Phần lớn là phù hợp

Hoàn toàn phù hợp

Tổng thể

33,7

22,5

20,9

10,1

12,8

Khu vực sinh sống (tỉnh)

Hải Dương

30,8

23,3

18,0

10,7

10,0

Hà Tây

29,7

26,5

21,9

7,7

14,2

Hưng Yên

33,6

16,8

22,9

12,2

14,5

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy không ít nông dân vẫn chưa hài lòng với số tiền mà họ đã nhận được do có đất canh tác bị thu hồi. “người ta trả bao nhiêu phải chấp nhận bấy nhiêu thôi” (nữ nông dân, 45 tuổi, thôn Du Nghệ, Hoàng Ngô, Quốc Oai, Hà Tây), “thái độ của người dân và của riêng tôi là có những cái không hài lòng với giá cả đền bù” (nam nông dân, 55 tuổi, thôn Tuấn Dị, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên), “mình chấp nhận mình bán cho Nhà nước là mình chịu thiệt thòi, bọn em cứ phải chịu thiệt thòi, phải đi bươn chải mà làm mướn thôi” (nam nông dân, 39 tuổi, thôn Tiền, Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dương). Số liệu được hiển thị bảng 1.2 cho thấy một bộ phận đáng kể người nông dân bị thu hồi đất tại 3 tỉnh Hải Dương, Hà Tây và Hưng Yên đã không hài lòng với việc đền bù. Cụ thể, 33,7% số người được hỏi đã khẳng định rằng mức độ đền bù như vậy là hoàn toàn không phù hợp “Nhà nước trả quá rẻ, đất vay mượn là giá đó thì được, nhưng bán vĩnh viễn là quá rẻ” (nam nông dân, 55 tuổi, xã Hoàng Ngô, thị trấn Quốc Oai, Hà Tây), “ruộng trả quá rẻ, không biết trên giả bao nhiêu nhưng về đây hợp tác xã định giá có 24.600.000 đồng/sào”, “chỉ có mình mất ruộng là thiệt thôi, cả đời có 12 thước ruộng mà mua quá rẻ” (nữ nông dân, 45 tuổi, thôn Du Nghệ, Hoàng Ngô, Quốc Oai, Hà Tây); 22,5% số nông dân cho rằng phần lớn là không phù hợp. Số người cho là hoàn toàn phù hợp chỉ chiếm trên một phần mười trong toàn bộ khách thể nghiên cứu (12,8%). Nguyên nhân gì khiến cho những người nông dân có đất bị thu hồi chưa hài lòng với số tiền đền bù nhận được. Đi sâu phân tích vấn đề này, chúng tôi nhận thấy về thực chất, người nông dân thực sự chưa thoả mãn với việc đền bù không phải là do giá cả đền bù mà phần lớn là từ sự bất bình do việc thiếu công bằng trong công tác đền bù.

“Ở thành phố được 9 triệu 3, ở chỗ chúng tôi chỉ được 7 triệu 9. Không muốn bán vì thấy tiền thấp hơn. Vâng, thấp hơn, giá cả không đồng nhất. (nam nông dân, 51 tuổi, thị trấn Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dương).

“Thực tế là mình không nhất quán từ trên xuống... nay một giá, mai một giá, ở cơ sở rất vất vả, 10 triệu, sau lên 12 triệu, 14 rồi 20 triệu, 26 triệu/sào” (thảo luận nhóm tập trung tại thị trấn Quốc Oai, Hà Tây).

“Trong việc giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai không có mâu thuẫn gì giữa chính quyền địa phương và người dân cả, đó là luật rồi... Cũng có ý kiến về mức đền bù. Ví dụ, tại sao ở dưới kia người ta hơn mình. Sau đó, Ban giải phóng mặt bằng huyện về giải thích là vì đất của ta tuy đẹp hơn nhưng là đất cấp huyện. Còn đất bên kia đường thuộc Hải Dương, là đất cấp thành phố, tuy xấu hơn nhưng vẫn là đất cấp cao hơn. Dân hiểu ra thì họ chấp hành thôi” (nam nông dân, 49 tuổi, thị trấn Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dương).

Điều này cho thấy việc nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến thu hồi đất để xây dựng KCN là một việc làm cần thiết đối với công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

         

Lâm Bình