Thực trạng hành vi bạo lực học đường của học sinh

04/05/2017

Một nghiên cứu nhỏ đã được thực hiện trên 198 học sinh ở 4 khối lớp 7, 8, 9, 11 tại một số trường THCS và THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội về thực trạng hành vi bạo lực học đường của học sinh dưới chính góc nhìn của học sinh. Nghiên cứu được tiến hành vào năm 2015. Kết quả cho thấy hành vi bạo lực ở học sinh trong trường học ít xảy ra, nhưng trong các loại hình thức bạo lực thì phổ biến nhất là hành vi bạo lực thể chất.

Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, công cụ nghiên cứu là thang đo hành vi bạo lực, gồm 12 items, dựa trên hai tiêu chí: đặc điểm của hành vi bạo lực và hậu quả của hành vi bạo lực. Đó là những hành vi bạo lực đặc trưng cho tuổi học trò gồm 4 loại: bạo lực tinh thần với 8 items, bạo lực thể chất với 2 items, bạo lực kinht ế với 1 item và bạo lực tình dục với 1 item. Mỗi item đều có 4 phương án trả lời, ứng với các mức điểm: 1 điểm - chưa bao giờ làm; 2 điểm - ít làm; 3 điểm - thỉnh thoảng làm; 4 điểm - làm nhiều lần. Như vây, theo thang điểm này, điểm số mà cá nhân đạt được càng cao thì mức độ thực hiện hành vi bạo lực càng cao. Độ tin cậy Cronbachs's anpha của thang đo = 0,85. 

Kết quả khảo sát chot hấy một số điểm đáng lưu ý sau:

1/ Hành vi bạo lực ở học sinh diễn ra ở mức thấp (ĐTB = 1,61/4) cho thấy, ít xảy ra hành vi bạo lực ở trường học trên học sinh. 

2/ Những hành vi bạo lực phổ biến nhất là gọi bạn bằng biệt hiệu xấu/ đưa bạn ra làm trò đùa (ĐTB= 2,37). Thông qua việc tìm hiểu có thể thấy, tên xấu mà học sinh thwongf xuyên gọi bạn liên quan đến đặc điểm về hình thể (béo, tròn...), tính cách ("dê", "bựa"...), kết quả học tập (ngu...), gia đình (lừa, trộm cắp...). Những đặc điểm này thường được ngầm hiểu có tính chất không tốt đẹp và hành vi này thường được sử dụng lâu dài, thậm chí trở thành một đặc điểm để phân biệt giữa những học sinh trùng tên. 

3/ Những hành vi bạo lực ít phổ biến là nhắn tin dọa/ đưa thông tin lên mang nhằm bôi nhọ người khác (ĐTB = 1,13). Mặc dù được học sinh coi là những biểu hiện ít xuất hiện và có tính thống nhất ý kiến cao, nhưng việc đưa thông tin lên các phương tiện thông tin đại chúng hàm nghĩa với việc để nhiều người cùng biết (mang tính chất phát tán thông tin trong phạm vi không gian rộng), có thể ẩn chứa tính chủ ý, chứ không đơn thuần là sự bột phát, đồng thời có tầm ảnh hưởng lớn đến tâm lý cá nhân người chịu hành vi đó

.4/ Lấy tiền/ cố ý làm hỏng đồ đạc của bạn cũng là hành vi ít phổ biến (ĐTB= 0,45). Mặc dù ít phổ biến, nhưng những hành vi này mang tính chất phá hủy tài sản, đồng thời có khả năng trở thành thói quen nếu không được quan tâm kịp thời. 

Kết quả trên cho thấy, hành vi bạo lực học đường ít xảy ra trên khách thể trong diện khảo sát, tuy nhiên, các hành vi cũng khá đa dạng, với nhiều hình thức khác nhau. Trong các nhóm loại hình thức bạo lực học đường, bạo lực thể chất được xảy ra với mức độ nhiều nhất (ĐTB= 1,94) cho thấy, việc đấm đá, xô đẩy hay cãi chửi nhau xảy ra nhiều và phổ biến; Bạo lực tinh thần đa dạng về biểu hiện: gọi biệt hiệu, lăng nhục, tung tin nói xấu,... và đặc biệt cách thức đã mang tính hiện đại là có sử dụng công nghề thông tin trong hành vi. 

Tóm lại, nghiên cứu này đã cho thấy một số điểm đáng lưu tâm: hành vi bạo lực của học sinh trong trường học dù ít xảy ra nhưng có sự đa dạng về các biểu hiện của hành vi bạo lực. Mặc dù nghiên cứu chỉ khảo sát trên khách thể là học sinh ở hai địa bàn thành phố lớn và trên đối tượng của học sinh từ những trường chuyên, trường điểm, đồng thời với số lượng không nhiều chưa mang tính khái quát cao, nhưng kết quả nghiên cứu có thể là một gợi ý cho những nghiên cứu sau này về hành vi bạo lực học đường. 

MT