Mô hình trí tuệ cảm xúc GENOS (Phần 2) (*)

18/06/2018

(Tamly)-Trong phần 1 về các mô hình trí tuệ cảm xúc GENOS, bài viết đã giới thiệu 4 kỹ năng của mô hình này, bao gồm kỹ năng nhận biết cảm xúc của bản thân, kỹ năng thể hiện cảm cúc, kỹ năng nhận biết cảm xúc người khác, kỹ năng luận giải cảm xúc. Trong phần 2 này, tôi tiếp tục giới thiệu những kỹ năng còn lại của mô hình.

1. Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc (Emotional Self-Management)

Quản lý cảm xúc bản thân là kỹ năngquản lýhiệu quảnhững cảm xúccủa riêng mỗi người. Nó liên quan đến việc tham gia vào các hoạt động làm cho mỗi người cảm thấy tích cực trong công việc, giúp bản thân quản lý căng thẳng và thể hiện hành vi cảm xúc một cách hiệu quả với người khác.

Kỹ năng này của trí tuệ cảm xúc đặc biệt quan trọng trong lãnh đạo quản lý. Tâm trạng của một người lãnh đạo có thể lan truyền tới mọi người và do đó có thể là một lực lượng mạnh mẽ ở nơi làm việc, trong đó có thể có cả hiệu quả và không hiệu quả. Kỹ năng này giúp các nhà lãnh đạo mềm dẻo hơn và quản lý được áp lực công việc cao và căng thẳng. Những người lãnh đạo thành thạo trong việc quản lý cảm xúc của mình rất lạc quan và tìm kiếm những cơ hội và khả năng tồn tại ngay cả khi đối mặt với nghịch cảnh. Họ tạo ra một tâm trạng tích cực cả trong chính họ và những người khác. Hệ quả là: họ làm đúng vai trò của mình; quản lý áp lực của công việc; có kết quả tốt.

2. Kỹ năng quản lý xảm xúc của người khác (Emotional Management of Others)

Quản lýcảm xúccủa người kháclà kỹ năngảnh hưởng đếntâm trạng vàcảm xúccủa người khác. Nó liên quan đến việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực cho người khác, giúp đỡ mọi người tìm cách ứng phó hiệu quả với các sự kiện khó chịu, và có hiệu quả giúp mọi người giải quyết các vấn đề đang ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của họ.

Cảm xúc tạo ra kết quả tích cực. Kỹ năng này giúp các nhà lãnh đạo tạo ra một môi trường làm việc cho những người khác, tạo điều kiện cho họ có hiệu suất lao động cao. Nó trang bị cho các nhà lãnh đạo có năng lực để có được sự hợp tác với các đồng nghiệp và làm việc hiệu quả với nhau. Những người lãnh đạo tích cực có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, và cảm xúc của người khác, giúp những người được trao quyền dễ dàng làm việc và tạo động lực cho những người xung quanh.

3. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc (Emotional Self-Control)

Kiểm soát cảm xúc bản thân gồm các kỹ năng kiểm soát có hiệu quả những cảm xúc mạnh mẽ mà mỗi người trải nghiệm. Kỹ năng này cũng tương tự như tự điều chỉnh cảm xúc. Tuy nhiên, quản lý cảm xúc bản thân được chủ động trong việc quản lý tâm trạng và cảm xúc của mỗi người, còn kiểm soát cảm xúc bản thân là cách mỗi người phản ứng với cảm xúc mạnh mẽ.

Nó liên quan đến việc kiểm soát để có thể bình tĩnh, duy trì lao động khi trải qua những cảm xúc mạnh như lo lắng, giận dữ hoặc phấn khích, và có thể giữ bình tĩnh và tập trung trong những tình huống căng thẳng. Kỹ năng này giúp các nhà lãnh đạo bình tâm hơn khi trải qua những cảm xúc mạnh mẽ, chứ không phải là phản ứng với chúng.

Phát triển kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân sẽ giúp nhà lãnh đạo khai thác các yếu tố nảy sinh những cảm xúc mạnh mẽ và thể hiện những phản ứng tốt nhất cho họ.

Đỗ Thị Lệ Hằng

Chú thích: (*): Đề tài cơ sở “Bước đầu thích nghi thang đo trí tuệ cảm xúc ở nơi làm việc của Genos” do TS. Đỗ Thị Lệ Hằng làm chủ nhiệm, 2017.