Mối quan hệ giữa rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các rối loạn cảm xúc lo âu: kết quả nghiên cứu gia đình của bệnh viện Johns Hopkins

28/11/2018

(Tamly) – Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD ảnh hưởng tới từ 2 đến 3% dân số tại Mỹ. Số liệu này được đánh giá dựa theo sự xuất hiện những suy nghĩ ám ảnh và/hoặc hành vi cưỡng chế ở các cá nhân, và những cá nhân này thường có biểu hiện rối loạn từ khá sớm. Những người mắc hội chứng OCD thường trải nghiệm nhiều dạng bệnh tâm thần khác trong đời sống. Các rối loạn tâm thần như: tật máy giật, rối loạn ám ảnh lo âu, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, sử dụng chất gây nghiện và rối loạn nhân cách. Bản chất mối quan hệ giữa các rối loạn này đều mang tính phỏng đoán, do có nhiều tác nhân gây bệnh. Thuyết căn bệnh học hay sinh lý bệnh học đều có thể là hướng diễn giải cho những rối loạn trên. Vì vậy, sự am hiểu bản chất các mối quan hệ sẽ là nguồn kiến thức khai sáng cho căn bệnh học, sinh lý bệnh học và phát triển các phương pháp trị liệu hay hướng phòng ngừa các rối loạn trên.

Một trong những phương hướng mà Nestadt và các đồng nghiệp muốn theo đuổi để tìm hiểu các mối quan hệ nói trên là nghiên cứu về các rối loạn trong bối cảnh gia đình có dấu hiệu của hội chứng OCD so với các gia đình có dấu hiệu của các rối loạn khác, và đi tìm căn nguyên bệnh. Trước đây, Nestadt đã báo cáo rằng OCD thường xuất hiện nhiều ở con đầu trong nghiên cứu OCD ở bệnh viện Johns Hopkins (2000). Cùng một nghiên cứu đó, họ tìm thấy các rối loạn như rối loạn cơ thể, rối loạn lo lắng về sức khoẻ (hypochondria), rối loạn nghiện giật tóc (trichotillomania), rối loạn cắn da và móng tay, rối loạn ám ảnh cưỡng chế; các ca rối loạn này đều có quan hệ mật thiết với nhau.

Nghiên cứu Nestadt và đồng nghiệp thực hiện nhằm theo dõi mối quan hệ giữa rối loạn (RL) lo âu, cảm xúc, sử dụng chất gây nghiện và hội chứng OCD. Đầu tiên, các điểm tương đồng của từng RL ở nhóm nghiên cứu được đề cập đến. Mục tiêu là xác định các triệu chứng có liên quan đến hội chứng OCD. Mục tiêu nữa là nhận diện nếu có bất cứ RL nào xuất hiện thường xuyên trong nhóm có hội chứng OCD mà cho thấy đồng nguyên căn bệnh. Đối với những RL có quan hệ gần với các ca các gia đình có hội chứng OCD, Nestadt và đồng nghiệp tìm hiểu rằng liệu có phải mối quan hệ này chỉ xảy ra trong nhóm OCD hay không. Câu hỏi nghiên cứu là liệu các RL có quan hệ phân tách với hội chứng OCD, hay các RL này là một phần của cùng một dạng bệnh.

Phương pháp nghiên cứu

Có 80 người lớn mắc hội chứng OCD theo chẩn đoán của DSM-V đến từ 5 trung tâm trị liệu ở Baltimore/ Washington DC đã tham gia nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu đã loại trừ những người bị chẩn đoán tâm thần phân liệt, thiểu năng, mất trí nhớ, hoặc RL Tourette hoặc nếu hội chứng OCD xuất hiện chỉ khi đối tượng nghiên cứu ở trạng thái trầm cảm; nhưng không có đối tượng nào có tiêu chí khớp với yêu cầu trên.

Sẽ có một bác sĩ chuyên môn phỏng vấn sâu đối tượng nghiên cứu. Thang đo chủ yếu được sử dụng là thang RL cảm xúc và tâm thần phân liệt (Schedule for Affective Disorders and Schizophrenia-Life Time Anxiety) đã thêm vào những câu hỏi liên quan đến hội chứng OCD, chứng tật máy giật, và các RL ám ảnh khác. Trẻ con độ tuổi từ 8 đến 15 tuổi được đánh giá bằng thang RL cảm xúc và tâm thần phân liệt trẻ vị thành niên (Kiddle-Schedule for Affective Disorders and Schizophrenia).

Độ biến thiên của những người mắc RL ám ảnh cưỡng chế được so sánh qua điểm trung bình và kiểm tra độ chính xác bằng Fisher. Mô hình hồi qui được dùng để ước tính số đo lẻ trong các gia đình có hội chứng OCD. Sau đó, các nhà nghiên cứu thực hiện ba bước sau (1) so sánh độ biến thiên của từng ca RL nhận trị liệu với các ca RL chưa nhận trị liệu (2) các tiêu chuẩn chẩn đoán trong nhóm nghiên cứu được sửa đổi để phù hợp với các biến độc lập dẫn tới RL (3) sự xuất hiện của OCD được thêm vào trong mô hình nghiên cứu để tìm hiểu liệu các RL có biến độc lập với hội chứng OCD hay không.

Kết quả nghiên cứu

Tỷ lệ của 5 loại RL lo âu/cảm xúc xuất hiện nhiều hơn so với nhóm mắc RL khác như RL lo âu lan toả, RL ám ảnh sợ khoảng trống, RL hoảng sợ, và RL trầm cảm; (điểm trung bình = 3,62; p = 0,057). Đối với các RL khác thì độ khác biệt so với nhóm RL lo âu/cảm xúc là gấp 10 lần. RL trầm cảm và các cơn trầm cảm xuất hiện nhiều trong nhóm nhận trị liệu, còn đối với RL lưỡng cực, RL trầm cảm nhẹ và hành vi sử dụng chất gây nghiện thì không xuất hiện nhiều.

Lưu ý là các triệu chứng RL của OCD có thể xuất hiện từ yếu tố áp lực tâm lý từ người bệnh. Ví dụ là nếu người mắc hội chứng OCD có khả năng bị trầm cảm cao do ảnh hưởng tiêu cực từ hội chứng này; người bị OCD cũng bị lo âu vì đó đã là một phần của hội chứng và rất có thể sẽ phát triển thành RL hoảng sợ hoặc RL ám sợ xã hội.    

Những kết quả trên có vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu và thực hành lâm sàng. Người nhà của bệnh nhân OCD thường trải nghiệm sự đau khổ cao độ, và còn có thể tệ hơn nếu người bệnh mắc RL lo âu. Điều quan trọng cần làm là đánh giá hệ thống gia đình trong quá trình trị liệu cho người mắc OCD. Các kết quả còn cho thấy việc bổ sung các định nghĩa của RL lo âu lan toả vào định nghĩa của hội chứng OCD sẽ là một đóng góp cho công tác nghiên cứu gen và thần kinh học.

 

                                                                        Hoàng Nhật

Tài liệu tham khảo

  1. The relationship between obsessive-compulsive disorder and anxiety and affective disorders: results from the Johns Hopkins OCD Family Study. Gerald Nestadt, Jack Samuels, MA Riddle, Ky Liang, OJ Bienvenu, R. Hoehn-Saric, M. Grados & B. Cullen. Trường Cambridge Press. Psychological Medicine (2001) Số 31, tr. 481 – 487.