“Sự đồng cảm là một thành phần quan trọng trong bất cứ mối quan hệ trị liệu nào, và rất đáng để đầu tư thời gian cũng như công sức, và bày tỏ nó một cách đều đặn”, Elliot và cộng sự (2018) viết.
Về bản chất, sự đồng cảm là một kỹ năng được yêu cầu trong huấn luyện trị liệu từ khoảng những năm 1960 và 1970 sau khi Carl Roger đã làm cho khái niệm này định nghĩa này trở nên thông dụng hơn từ khoảng năm 1940 và 1950. Tuy nhiên, vào những năm sau này, do xu hướng trị liệu hành vi, việc nhấn mạnh đến đồng cảm dần dần bị lãng quên. Thế nhưng gần đây, sự đồng cảm đã lại gây sự chú ý trong các ntài liệu khoa học, trong giới nghiên cứu và trị liệu. Điều này được thể hiện qua các nghiên cứu về sự đồng cảm của nhà trị liệu khi xem xét nó như một biến số quan trọng trong quá trình trị liệu.
Mặc dù vấn đề đồng cảm của nhà trị liệu đã được chú ý và quan tâm, nhưng hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chung về khái niệm này. Sự tập trung và quan tâm vào vấn đề đồng cảm được xem xét bởi nhiều ngành khác nhau khiến việc thống nhất định nghĩa về sự đồng cảm trở nên khó khăn. Ví dụ: Gần đây, sự đồng cảm được xem xét dưới góc độ thần kinh học thông qua cơ chế sinh học của sự đồng cảm. Một vài người khác thì định nghĩa về đồng cảm dựa theo quan điểm của Elliot và đồng nghiệp như sau:
“(1) Sự đồng cảm là quan hệ người với người và đa hướng, cho đi bởi một người tới người kia. (2) Sự đồng cảm được định nghĩa là khả năng/kỹ năng, đôi khi là một hành động. (3) Sự đồng cảm bao gồm nhiều hành động/kỹ thuật tâm lý là (a) Chính: Hiểu được cảm xúc, góc nhìn, trải nghiệm hoặc mục tiêu người kia nhưng (b) cũng để ý, công nhận và nhạy cảm với người kia, (c) điều này xảy ra khi một người chủ động tìm hiểu trải nghiệm người kia, được miêu tả dưới dạng gián tiếp, tưởng tượng, chia sẻ hoặc nhận diện”.
Cách định nghĩa về sự đồng cảm này đã nhận khá nhiều lời chỉ trích, cụ thể là định nghĩa này quá rộng, kỳ bí, và có phần lạc hướng. Để bổ trợ cho định nghĩa về sự đồng cảm, Elliot và cộng sự đã tiếp cận các tài liệu thần kinh học. Trong hàng loạt các nghiên cứu, họ phản ánh trên ba mục nhỏ của sự đồng cảm: (1) quá trình tự động và theo trực giác của cảm xúc để giống với trải nghiệm cơ thể của người kia (2) quá trình có chủ đích, có nhận thức và góc nhìn (3) quá trình điều chỉnh cảm xúc mà người mang sự đồng cảm nhận định lại và làm dịu cảm xúc cá nhân và gián tiếp để cho người đó thật sự đồng cảm và đi giúp đỡ người khác.
Thêm vào đó, họ tìm thêm các định nghĩa của sự đồng cảm đã từng thông dụng trong trị liệu. Các tác giả có ghi là những định nghĩa này thiên về tri giác, với những miêu tả liên quan đến quá trình tư duy cao hơn nhiều những trải nghiệm cơ thể thông thường. Họ trích định nghĩa sự đồng cảm từ Carl Roger:
“Nhà tâm lý trị liệu có khả năng nhạy cảm và mong muốn hiểu được suy nghĩ cảm xúc và những khó khăn của thân chủ. Đây chính là khả năng giúp nhà trị liệu thấu hiểu thân chủ và đặt nhà trị liệu vào vị trí thân chủ...”. Sự đồng cảm nghĩa là đi sâu vào thế giới nhận thức của người kia... trở nên nhạy cảm, từng khoảng khắc, đối với từng thay đổi nhỏ có ý nghĩa của người kia... có nghĩa là nhận biết từng ý nghĩa mà người kia cũng nhận thức được...”
Trong các bối cảnh tập huấn, định nghĩa đồng cảm còn rắc rối hơn. Các mô tả bao gồm chủ đề được đặt ra mang tính ủng hộ, thấu hiểu và gắn liền với trải nghiệm thân chủ. Điều này làm ý nghĩa của đồng cảm trở nên khó hiểu khi so sánh với các định nghĩa khác trong tâm lý trị liệu như “sự phù hợp” hoặc “quan tâm tích cực”.
Trong nghiên cứu này, Elliot và cộng sự phân tích tổng quát để xác định sự đồng cảm của nhà trị liệu có dự đoán thành công trong trị liệu hay không. Tuy rằng trước đây đã có các nghiên cứu tổng quát liên quan đến cùng chủ đề, thì nghiên cứu này được thực hiện dưới dạng tổng quan các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện trong vòng 5 hoặc 6 năm gần nhất.
Do tính đa dạng về định nghĩa của sự đồng cảm, các công cụ đo đồng cảm trong tâm lý trị liệu khá là đa dạng và không đồng đều. Trong nghiên cứu tổng quát này, sự đồng cảm được theo dõi qua thân chủ, nhà trị liệu, và những nhìn nhận về sự đồng cảm trong quá trình trị liệu. Thay vì tập trung vào sự tồn tại của sự đồng cảm ở nhà trị liệu theo từng buổi trị liệu, nhóm nghiên cứu của Elliot tìm để đánh giá chất lượng của sự đồng cảm. Ví dụ là thang đo Barrett-Lennard Relationship Inventory.
Tổng cộng có 82 nghiên cứu được xem xét trong nghiên cứu tổng quan này. Với số lượng thân chủ là 6.000 trong tổng cộng trung bình 25 buổi trị liệu. “Đối với từng nghiên cứu, chúng tôi ghi lại định dạng từng buổi trị liệu, các buổi trình bày, trải nghiệm của nhà trị liệu, bối cảnh trị liệu, số lượng buổi trị liệu, dạng bệnh/vấn đề, nguồn để dự đoán kết quả, khi nào thì kết quả được đo, các dạng kết quả được đo, nguồn để đo độ đồng cảm, và đơn vị đo”, nhóm Elliot viết.
Nhóm nghiên cứu tìm thấy sự đồng cảm có vai trò lớn tđối với kết quả trị liệu dự đoán được trị liệu có thành công hay không. Ở đây, đồng cảm được định nghĩa theo thân chủ, nhà trị liệu và người quan sát, xem xét ở khía cạnh nhà trị liệu có am hiểu thân chủ không. Kết quả cho thấy đồng cảm có thể dự báo 9% biến thiên cho các kết quả trị liệu thành công.
Đánh giá của thân chủ giúp cho dự đoán dễ hơn so với đánh giá nhà trị liệu hay người quan sát. Thêm vào đó, sự ảnh hưởng của yếu tố đồng cảm lên kết quả trị liệu là mạnh nhất khi nhà trị liệu làm việc với thân chủ thuộc nhóm “tàn tật/ bệnh mãn tính nghiêm trọng” cũng như thân chủ có các vấn đề đa dạng/ không xác định và trầm cảm lo âu. Điều này cho thấy các yếu tố từ thân chủ làm thay đổi sự đồng cảm của nhà trị liệu và ảnh hưởng đến kết quả trị liệu.
Hoàng Nhật
Tài liệu tham khảo:
-
Elliott, R., Bohart, A. C., Watson, J. C., & Murphy, D. (2018). Therapist empathy and client outcome: An updated meta-analysis. Psychotherapy, 55(4), 399-410. http://dx.doi.org/10.1037/pst0000175