Thí nghiệm nhà tù Stanford nổi tiếng được thực hiện bởi giáo sư trường Stanford Philip Zimbardo. Sự nổi tiếng của nó có thể thấy được khi nghiên cứu này đã được chuyển thể thành phim, làm phóng sự sống trong hàng vạn cuốn sách, và được dạy đi dạy lại một cách bài bản trong các lớp tâm lý học cơ bản. Quá trình nghiên cứu được diễn ra như sau: nhiều tình nguyện viên là sinh viên được chọn ngẫu nhiên và chia làm 2 nhóm. Nhóm đầu được ấn định trở thành tù nhân; còn nhóm thứ hai được ấn định trở thành cai ngục. Nhóm cai ngục được ra lệnh phải làm đúng vai của mình: làm một cai ngục gớm ghiếc, thậm chí ác độc đối với các tù nhân giả kia. Chỉ sau vài ngày, những cai ngục trở thành quái thú và biến các tù nhân thành nạn nhân của những cơn điên dại. Các nhà nghiên cứu kết thúc chương trình này chỉ trong một tuần.
Chỉ có một vấn đề với nghiên cứu là nó chưa từng được tái tạo thành công, nó đã không đúng sự thật.
Theo Ben Blum trên Medium, nghiên cứu này thật sự hoang đường. Một trong những tù nhân được cho là đã la hét trong lúc lên cơn điên rằng không thể ở trong tù thêm một phút nào nữa, anh trả lời phỏng vấn với Blum. Thực ra khi các tù nhân nổi dậy chống lại cai ngục, anh nghỉ chỉ mang tính vui đùa:”Chúng tôi biết cai ngục không thể làm hại chúng tôi, họ không đánh chúng tôi được. Họ cũng chỉ là những sinh viên da trắng như chúng tôi, nên đó là một tình huống an toàn. Đó thật sự chỉ là một công việc. Nếu anh nghe lại băng, anh sẽ thấy việc của tôi khá là thú vị: đi la hét và hành động như một thằng khùng”.
Điều đáng sợ nhất thực chất là các tù nhân không được rời khỏi nhà tù dù có bất cứ lý do nào. Đã có ít nhất một người nói anh ước mình đã kiện Zimbardo.
Còn với những cai ngục, Zimbardo chắc chắn đã ra lệnh cho họ phải chơi xấu. Nghiên cứu sinh kiêm cai ngục viên của Zimbardo là David Jaffe được giao trọng trách là thể hiện hành vi cứng rắn thường thấy ở cai ngục. Nói một cách khác thì Jaffe đã lệnh cho các cai ngục phải trở nên bạo lực, và sửa chữa khi cảm thấy họ chưa thể hiện đủ bạo lực. Một trong những cai ngục tệ nhất là Dave Eshelman giải thích:”Tôi coi nó như một bài tập huấn. Tôi tin mình chỉ làm những gì nghiên cứu viên muốn tôi thực hiện, và tôi nghĩ mình sẽ làm tốt hơn tất cả các tình nguyện viên khác bằng việc đóng nhân vật cai ngục độc ác. Tôi chưa từng đến miền Nam nhưng tôi vẫn nói âm điệu vùng đó, cái này tôi học từ phim Cool Hand Luke”.
Zimbardo đã nói dối về những yếu tố trên khi ông khẳng định chúng là những hành vi tự nhiên:
Trong bài tạp chí năm 1973 của New York Times, Zimbardo khẳng định rằng cơn điên dại của Korpi là có thật. Khoảng giữa những năm 1980, khi ông hỏi Korpi tham dự chương trình Phil Donahue và phóng sự Quiet Rage. Mặc dù Korpi đã nói thẳng rằng anh chỉ giả vờ, nhưng Zimbardo vẫn muốn thêm vào chi tiết đó. Korpi đành làm theo lời ông... Vào ngày 25 tháng 10 năm 1971, chỉ hai tháng sau khi nghiên cứu kết thúc, Philip Zimbardo, quá áp lực và sụt gần 4,5 ký trong vòng một tuần, bị triệu hồi bởi Bộ Tư Pháp Mỹ tới bang Washington. Trên bục toà, Zimbardo ngồi trước phẩm phán và nói những cai ngục của ông chỉ được nói là sẽ rơi vào tình huống khá nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm...Họ tự quyết định luật lệ riêng liên quan đến trật tự và tôn trọng.
Vậy rốt cuộc thì bài học của cuộc thí nghiệm này là gì? Thật sự là nếu chúng ta tin vào mục đích nào đó, chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì. Con người không trở nên bạo lực chỉ với mục tiêu là gây bạo lực; chúng ta không phải là những kẻ bạo dâm. Nhưng chúng ta sẽ trở nên bạo lực nếu mục tiêu mang tính “cao cả”.
Bài học này xuất hiện mỗi khi thí nghiệm nổi tiếng của Milgram được tái thử nghiệm – khi các tình nguyện viên bị ra lệnh giật điện các tình nguyện viên khác khi họ trả lời sai. Được chỉ dẫn tường tận bởi các nhà khoa học, những tình nguyện viên được cho là đã tăng điện lên tới mức làm cho người bị giật la hét. Có bao nhiêu người đã tăng độ giật là mức cao nhất? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc những người đó có tin vào thí nghiệm không, vào việc họ có tin rằng họ đang làm một việc tốt không.
Từ câu chuyện này, có thể rút ra một điểm là: con người chúng ta không phải là những kẻ thích bạo lực hay theo chủ nghĩa phát xít, chỉ khi chúng ta tin vào sự cần thiết khi thực hiện một mục tiêu, chúng ta mới thật sự cảm thấy phải trở nên xấu xa. Đây là lý do chúng ta phải biết và chọn mục tiêu cẩn thận.
Hoàng Nhật (Theo Medium)
Tài liệu tham khảo:
The Lifespan of a Lie, https://medium.com/s/trustissues/the-lifespan-of-a-lie-d869212b1f62, 30/11/2018