Mục tiêu nghiên cứu
Một số người dậy được rất sớm, một số người khác lại ngủ rất muộn, và có những người ngủ giữa ngày. Thời gian phù hợp để thức hay ngủ, hay thời gian dùng để hoạt động tư duy hay thể chất đều có thể được theo dõi và lbắt nguồn từ bản chất sinh học. Giống như nhiều loài vật khác, con người cũng có đồng hồ sinh học ảnh hưởng tới hành vi và quá trình trao đổi chất. Khi không bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường, đồng hồ sinh học của con người có thể chạy tới 25 tiếng. Thông thường thì đồng hồ sinh học này chỉ chạy tới 24 tiếng khi chịu ảnh hưởng của vòng tròn ngày và đêm. Giống với tính chất các loài khác, từng cá thể có đồng hồ sinh học khác nhau. Trừ những tình huống khiến sức khỏe yếu đi, sẽ có một thời điểm trong ngày con người sẽ rất tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Thời điểm này khác nhau ở mỗi người, nhưng khá ổn định ở từng cá nhân (mặc dù có nhiều thay đổi trong một đời người – chẳng hạn như từ thời vị thành niên, nếu ai đó tỉnh táo vào buổi sáng thì đến khi trưởng thành, thì họ lại tỉnh táo vào buổi chiều muộn). Những sự khác biệt ổn định của sự tỉnh thức này dẫn đến việc một số người dậy sớm, dậy muộn hay ngủ vào giữa ngày.
Phân tích tổng quan cho thấy kết quả của các nghiên cứu rất đa dạng. Trong vòng 30 năm trở lại đây, có 15 nghiên cứu về tính hướng ngoại, 11 nghiên cứu cùng loại về sự bất ổn, và 2 nghiên cứu cùng loại về sự nhiễu tâm. Có 9 nghiên cứu tìm thấy độ tương quan ý nghĩa giữa tỉnh buổi đêm và tính hướng ngoại, và 2 nghiên cứu khác cũng có cùng kết luận. Có 4 nghiên cứu tìm thấy tương quan ý nghĩa giữa tỉnh buổi đêm và sự bất ổn. Có 2 bài tổng quan nghiên cứu về tính nhiễu tâm cho thấy tương quan ý nghĩa cao với sự tỉnh về đêm. Một nghiên cứu khác tìm ra tương quan giữa sự tỉnh về đêm và tính bất ổn và hướng ngoại, và một nghiên cứu khác tìm ra tương quan giữa tính bất ổn và nhiễu tâm. Việc xác định mối liên hệ giữa đồng hồ sinh học và tính cách dường như không khó khăn, nhưng khá khó để xác định mối liên hệ trực tiếp với một trong ba loại tính cách theo thuyết Eysenck.
Vì vậy, DeYoung và cộng sự (2007) thực hiện nghiên cứu nhằm kết hợp các kết quả trước đây để đánh giá chuẩn quan hệ giữa đồng hồ sinh học và tính cách. Việc sử dụng các yếu tố đặc trưng của thang đo Big Five thay thế cho thang Eysenck là một động thái quan trọng. Trong vòng 20 năm qua, thang đo Big Five với 5 loại tính cách: bất ổn (Neuroticism), đồng thuận (Agreeableness), tận tâm (Conscientiousness), hướng ngoại (Extraversion), và cởi mở (Openess/Intellect). Giả thuyết của nhóm nghiên cứu là độ ổn định (Stability) có tương quan thuận với sự tỉnh về ban ngày. Vẫn còn ít bằng chứng khoa học về mối liên hệ giữa đồng hồ sinh học và độ đàn hồi (Plasticity), và còn những nghi ngờ về mối liên hệ giữa sự tỉnh về đêm và tính hướng ngoại (dẫn đến trùng lặp tính nhiễu tâm và hướng ngoại của lý thuyết Eysenck).
Phương pháp nghiên cứu
Khách thể bao gồm 279 người (87 nam, 192 nữ) trong khoá học tâm lý cơ bản trường Đại học Toronto. Các khách thể có độ tuổi từ 17 đến 30 tuổi (M=18,8, SD=1,93). Họ tiến hành trắc nghiệm Big Five (BFI) và bảng hỏi về thời gian tỉnh thức Morningness – Eveningness Questionnaire (MEQ). Bảng MEQ có độ tin cậy cao và được dùng để khách thể tự đánh giá đồng hồ sinh học, để tính điểm tỉnh về ngày so với tỉnh về dêm dựa vào thời gian mà khách thể thấy tỉnh táo hoạt động tốt nhất hay thời điểm thích tỉnh và thích ngủ nhất. Điểm số của MEQ có thể giúp dự đoán đồng hồ sinh học bằng nhiều biến sinh học như thân nhiệt, mạch máu, chu kỳ ngủ, và độ hóc môn. Với 19 mệnh đề (item) Likert có từ 3 đến 6 lựa chọn trả lời. Điểm các item đi từ 16 (hoàn toàn ngủ đêm) đến tới 86 (hoàn toàn ngủ ngày).
Kết quả nghiên cứu & thảo luận
Không có biến nào có độ khác biệt ý nghĩa về giới tính, ngoại trừ độ bất ổn, nữ giới (M=3,25; SD=0,7) có điểm số cao hơn nam giới (M=3,06; SD=0,78), t(277)=2,00, p<0,05. Chỉ có sự đồng thuận có tương quan bậc 0 (zero-order) với điểm của MEQ, và một tiểu test của MEQ có tương quan âm tính với Bất ổn và một tiểu test khác có tương quan dương tính với Tận tâm. Không có tương quan zero-order nào giữa MEQ và Hướng ngoại hoặc Cởi mở.
Việc phân tích mô hình liên hệ giữa đồng hồ sinh học và tính cách cho thấy có mối liên hệ giữa Ổn định và sự tỉnh về ngày. Mối liên hệ giữa Plasticity và sự tỉnh về đêm không có ý nghĩa thống kê, p = 0,21. Đúng như với những nghiên cứu trước đây, tính cách có tương quan cao, nhưng tương quan này chưa chắc đã có ý nghĩa gì. Có thể các khách thể đã thiên vị một số biến tính cách khi trả lời trắc nghiệm Big Five mà nghĩ là các khách thể khác cũng có tính cách giống như bản thân họ. Mặc dù vậy thì tương quan mạnh như vậy cho thấy tầm quan trọng của việc phân tích tính ổn định và Plasticity như 2 hai biến dự đoán độc lập hay kết hợp.
Việc dùng mô hình để thể hiện mối liên hệ các yếu tố tính cách của Big Five với đồng hồ sinh học đã cho ra những kết quả đáng kể. Kết quả về tính ổn định có liên hệ với sự tỉnh về ngày đã củng cố kết quả các nghiên cứu trước mà dùng mô hình tính cách của Eysenck. Các yếu tố tính cách như là sự bất ổn và sự nhiễu tâm theo thuyết Eysenck có liên hệ với sự tỉnh về đêm, và cả hai yếu tố trên (theo bảng Big Five) có mối quan hệ ngược so với biến tính ổn định. Mặc dù việc phân tích các yếu tố tính cách cơ bản có hiệu quả trong việc đánh giá mối quan hệ giữa tính cách và đồng hồ sinh học, các nghiên cứu trong tương lai có thể dề cập đến mối tương quan giữa đồng hồ sinh học với cả các yếu tố tính cách phụ và cụ thể hơn cả bảng kiểm Big Five, như trắc nghiệm 30 tiểu test tính cách của NEO PI-R.
Hoàng Nhật
---------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Colin G. DeYoung, Lynn Hasher, Maja Djikic, Brock Criger, Jordan B. Peterson (2007). Morning people are stabstable people: Circadian rhythm and the higher-orders of the Big Five. Personality and Individual Differences, 43, tr. 267 - 276.