Khoảng cách về sự hiểu biết có thể tạo nên những xung đột hoặc căng thẳng
Ở giai đoạn này, trẻ có những đặc điểm sau:
1. Trẻ tỏ ra độc lập hơn nhưng phần lớn, cha mẹ luôn lo lắng con chưa thể tự ra quyết định được.
2. Tuyến hormone cơ thể gia đoạn này có thể làm xuất hiện trạng thái buồn rầu (modiness) mang tính thất thường.
3. Trẻ em dành nhiều thời gian cho nhóm bạn, điều này có thể làm cho cha mẹ không tán thành.
4. Tự trẻ xây dựng niềm tin cho chính mình. Chúng có thể có những quan điểm bất đồng với cha mẹ.
5. Cha mẹ luôn lo lắng về sự an toàn cho trẻ.
Ở giai đoạn này, các bậc phụ huynh có lẽ cần:
Xây dựng lòng tin ở trẻ
1. Xây dựng sự an toàn và ấm áp ở trẻ
- Dành thời gian với con nhiều hơn
- Nói và nghe chúng tâm sự, trò chuyện
- Hiểu những cảm nhận phía sau hành vi của trẻ em
- Trò chuyện, đưa ra những thách thức trẻ giai đoạn này cần đối mặt
- Luôn cho con biết, bạn luôn ở đây để hỗ trợ chúng
- Luôn thành thật và biểu hiện những tình cảm vốn luôn tồn tại trong gia đình.
2. Xây dựng lòng tự trọng cho trẻ
- Giúp trẻ em hiểu chính mình
- Khuyến khích chúng tin vào khả năng của chúng
- Giúp con nhận ra những điểm mạnh và những điều đặc biệt ở bản thân.
3. Tham gia vào trường học
- Tham gia vào các sự kiện của trường tổ chức
- Cần biết về giáo viên của con mình
- Xem những bài tập về nhà của con và hỗ trợ chúng nếu cần
- Tìm hoặc phát hiện ra những điều thú vị khi trẻ đọc sách và thảo luận với chúng về những điều này.
4. Biết về bạn của con mình
- Nên mời chúng đến nhà
- Cùng tham gia các sự kiện mà con bạn và nhóm bạn của chúng đang làm.
5. Luôn giữ sự gần gũi bên con nhưng không quá gần (không kè kè bên cạnh)
- Luôn biết con bạn ở đâu, tôn trọng trẻ, tôn trọng sự riêng tư và tính độc lập trong giai đoạn này cũng như giai đoạn trưởng thành sau này
- Cho chúng thấy rằng, bạn tin tưởng con mình.
Giúp trẻ phát triển
1. Giúp trẻ phát triển những cảm nhận liên quan đến đúng và sai
- Nói đến những hành động rủi ro và giải thích tại sao trẻ cần né tránh
- Giúp trẻ có kế hoạch trong đầu để có cảm giác chúng đã được chuẩn bị tinh thần tốt để đối mặt với những áp lực gặp phải trong cuộc sống
- Nói về những giá trị của bạn và lắng nghe chúng chia sẻ lại
- Nói về những thay đổi về thể chất và cảm xúc, để trẻ có những trải nghiệm liên quan đến tuổi dậy thì.
2. Giúp trẻ phát triển sự cảm nhận về tính trách nhiệm và năng lực ở chính mình
- Yêu cầu trẻ tham gia vào sự phát triển những quy định trong gia đình và những mong đợi từ phía gia đình về tính trách nhiệm từ con.
3. Giúp trẻ phát triển tính đồng cảm và tôn trọng người khác
- Khuyến khích trẻ biết giúp đỡ khi ai đó gặp khó khăn
- Xây dựng những hình mẫu tích cực ở trẻ.
Tô Hạnh (Tổng hợp)
Tô Hạnh