Khi lần đầu tôi gặp một đứa trẻ trong văn phòng mình, tôi hỏi nó có biết tại sao lại đến gặp tôi không. Trẻ con thường nói: “Cháu không nhớ”, hoặc “vì cháu gặp rắc rối ở trường.” Tôi cười và gật đầu. “Công việc của cô là giúp các bạn nhỏ có nỗi lo lắng,” tôi nói một cách ấm áp. Tôi trấn an chúng rằng, tôi rất giỏi việc biến những nỗi lo lớn thành nỗi lo nhỏ, nên mọi việc không hề khó đâu. Trẻ con thường nhìn có vẻ thanh thản và thoải mái. Khi làm việc với đứa trẻ, tôi lắng nghe những mối lo một cách chăm chú.
Khi mối lo nhỏ bé của một đứa trẻ không được giải quyết, chúng sẽ càng trầm trọng. Một đứa trẻ có nhiều lo lắng thường hay quên những lo lắng nhỏ bắt đầu từ đâu, và tồn tại ở dạng lo lắng chung chung.
Những đứa trẻ lo lắng thường hành động buồn cười. Một số thể hiện ra ngoài một cách mãnh liệt vì chúng cảm thấy nhỏ bé nên cần phải bù lại bằng hành động thái quá và ra oai. Một số thì co mình lại. Một số không thể ngủ được hoặc không có giấc ngủ ngon. Một số tè dầm. Một số quá lo lắng đến mức gặp khó khăn khi ăn.
Trạng thái lo lắng, căng thẳng thường gây ra những vấn đề về hành vi, triệu chứng cơ thể (đau bụng), ngày càng trì trệ, rụt lại, hoặc có vấn đề học tập. Nếu không chữa, kết cục là trẻ có thể gặp những tổn thương trong những năm thành niên, thời điểm tồi tệ nhất. Thanh niên thường có gắng tìm hiểu họ là ai trong mối quan hệ với thế giới. Đây là một nhiệm vụ khó khăn và gần như không thể chịu đựng được nếu có những sự chán nản hay lo lắng ngầm. Tự làm hại bản thân hoặc tự tử là hiện tượng phổ biến trong những năm thành niên.
Không may, nếu cha mẹ không thành thạo việc giúp đỡ con với nỗi lo, cha mẹ có thể thiếu điều cơ bản để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc và giỏi điều chỉnh. Trẻ với chứng lo âu hay chán nản thường đánh vật để phát triển tiềm năng bởi trẻ có lo lắng thường trộn lẫn với lòng tự trọng tổn thương. Giúp đỡ trẻ với nỗi lo là điều bắt buộc.
Ngược lại với những ý kiến thông thường, những nỗi lo của một đứa trẻ không tự nhiên mà biến mất. Nó cũng không biến đi chỉ bởi bố mẹ bảo đừng lo lắng. Thêm nữa, một đứa trẻ không cởi mở với cha mẹ trong những năm trưởng thành nếu cha mẹ không giúp đỡ chúng với những lo lắng thời thiếu niên.
Dưới đây là những cách thức nhanh và dễ dàng giúp cha mẹ biến nỗi lo to lớn của trẻ thành nhỏ hơn và dễ kiểm soát hơn:
-
Khi trẻ nói chuyện với bạn, hãy lắng nghe những lo lắng
-
Nếu một nỗi lo không được phát hiện, nhưng con có vẻ như đang cảm thấy tồi tệ, cha mẹ nên hỏi, “Con yêu, con đang lo lắng điều gì sao?”
-
Hãy thay thế, “Đừng lo lắng về chuyện đó” với một câu nhẹ nhàng và chân thành hơn “Đó không phải chuyện gì lớn đâu, anh bạn. Mẹ hiểu mà.”
-
Hãy đặt mình vào vị trí của con và thử nhớ lại khi bạn từng lo lắng như thế tầm tuổi con. Hãy nói rằng “Mẹ từng lo lắng về “x” khi mẹ tầm tuổi con. Mẹ hiểu mà.”
-
Hãy trấn an con.” Nếu con lo lắng chuyện gì, mẹ luôn sẵn sàng giúp con vượt qua nó.”
-
Hãy tránh nhầm lẫn giữa thông cảm và thấu cảm. Thấu cảm là việc thấu hiểu và trân trọng cảm xúc. Thấu cảm không cần phải làm gì. Nó sẽ tự làm mọi thứ tốt lên. Tuy nhiên, thông cảm lại khác. Khi cha mẹ thấy tội nghiệp cho con, họ có xu hướng hạ thấp kì vọng và thay đổi luật vì đứa trẻ. Điều này sẽ giảm khả năng tự lực của đứa trẻ và tạo cảm giác được dung túng cho trẻ. Sự thấu cảm có thể khiến trẻ cảm thấy tốt hơn. Nhưng sự thông cảm có thể tạo cảm giác dung túng.
Khi bố mẹ thấu cảm với cảm xúc của đứa trẻ thay vì chối bỏ nó, trẻ sẽ ngay lập tức thấy được hiểu và được kết nối với bố mẹ, điều này sẽ khiến con đỡ cô đơn trong mớ cảm xúc tiêu cực. Ví dụ bao gồm: “Đó là một chuyện lớn đó. Bố mẹ hiểu sao con buồn rồi.” “Con đang cáu giận và con có lí do để cáu giận.” “Con đang rất thất vọng. Mẹ cũng sẽ vậy nếu là con.” Điều này sẽ tạo cảm giác gần gũi với bố mẹ. Nghiên cứu cho thấy rằng sự gần gũi trong quan hệ giữa bố mẹ và con là một lá chắn mạnh nhất chống lại triệu chứng chán nản, bất an, tự tử của tuổi thành niên. Đừng dung túng, hãy thấu cảm.
Erin Leonard
(Quỳnh Châu biên dịch)
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/peaceful-parenting/201807/transforming-your-childs-big-worries-small-ones