Khái niệm Quấy rối tình dục trong các nghiên cứu trên thế giới

10/12/2019

(Tamly) - Nghiên cứu về quấy rối tình dục xuất hiện từ rất sớm trong các nghiên cứu của Mỹ và Tây Âu. Nó đã trở thành một trong những lĩnh vực thu hút nhiều quan tâm của xã hội nhưng cũng dễ bị hiểu nhầm nhất trong luật. Ở các nước, khái niệm quấy rối tình dục thường định nghĩa theo hai cách, mô tả các dấu hiệu của hành vi hoặc liệt kê các dạng của hành vi. Dưới đây là khái niệm quấy rối tình dục được xác định trên thế giới.

Thuật ngữ "quấy rối tình dục" xuất hiện từ Bắc Mỹ vào giữa những năm 1970 trong công trình của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau (Farley, 1978; Gutek, 1985;  MacKinnon, 1979). Việc xác định nguyên nhân của quấy rối tình dục là vấn đề mà những nghiên cứu ban đầu này hướng đến. Như với nhiều thuật ngữ, việc đưa ra một định nghĩa có tính phổ quát duy nhất là điều rất khó khăn, khó có thế phân định ranh giới giữa quấy rối tình dục và các biểu hiện tình dục khác. Các mối quan hệ tình dục tại nơi làm việc không phải lúc nào cũng thoả mãn, nhưng cũng không phải lúc nào cũng là quấy rối tình dục và gây hại (Williams, Giuffre, và Dellinger, 1999. Thực tế, một số người cho rằng tán tỉnh, đùa giỡn, và thậm chí là khiêu dâm trong công việc có thể là thú vị, vì nó có thể giúp làm cho không khí tại nơi làm việc bớt căng thẳng (Gutek, 1985, Quinn, 1977, Williams và cộng sự, 1999).

Một vấn đề khác cũng được đề cập trong định nghĩa về quấy rối tình dục gây nhiều tranh cãi đó là phạm vi ảnh hưởng của quấy rối tình dục chỉ tác động tiêu cực đến những nạn nhân hay cả những người xung quanh và những đồng nghiệp. Trong một số nghiên cứu ở Mỹ cho rằng quấy rối tình dục không chỉ ảnh hưởng đến những người mà nó hướng tới (người gây ra và người bị ) mà còn tạo ra một môi trường làm việc thù địch ảnh hưởng đến nhiều người khác (Applen & Kleiner, 2001; Equal Employment Opportunity Commission (EEOC), 1990; Rubin, 1995).

Quấy rối tình dục đã trở thành một trong những lĩnh vực thu hút nhiều quan tâm của xã hội nhưng cũng dễ bị hiểu nhầm nhất trong luật. Trong một nghiên cứu, Schultz cho rằng Luật pháp và dư luận xã hội đang có một quan niệm quá hẹp về môi trường làm việc thù địch và quấy rối hoặc lạm dụng tình dục tại nơi làm việc; sách nhiễu tình dục tại nơi làm việc đang được tiếp cận ở góc độ các vấn đề về giới nhưng lại không có nội dung đề cập đến tình dục. (Schulz, V.,1998).

Ở Mỹ, trong quy định của pháp luật, quấy rối tình dục là một hình thức phân biệt đối xử về giới tính bao gồm: "Những theo đuổi tình dục không mong muốn, yêu cầu quan hệ tình dục, và những hành vi thể chất và phi ngôn ngữ khác mang tính chất tình dục ...".  Hơn nữa, hành vi đó "rõ ràng hoặc ngầm tác động tới việc làm của một cá nhân, gây trở ngại bất hợp lý đến việc thực hiện công việc của một cá nhân, hoặc tạo ra một môi trường làm việc hăm dọa, thù địch hoặc xúc phạm "(EEOC, tháng 3, 2008).

Theo Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng của Hoa Kỳ (Tháng 3 năm 2008), quấy rối tình dục là hành vi vi phạm Điều VII của Đạo luật Quyền Công dân năm 1964 và Đạo luật về Quyền Công dân năm 1991 sửa đổi một số điều của Đạo luật 1964, mục  VII "cấm phân biệt nghề nghiệp dựa trên chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính và nguồn gốc quốc gia" (EEOC, tháng 3, 2008).

Quấy rối tình dục có thể xảy ra trong nhiều trường hợp khác nhau và có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở các hành vi sau đây: a) nạn nhân cũng như thủ phạm quấy rối có thể là phụ nữ hoặc đàn ông. Nạn nhân không phải là người khác giới, b) người quấy rối có thể là người giám sát của nạn nhân, người sử dụng lao động, người giám sát ở một khu vực khác, đồng nghiệp, hoặc không phải là nhân viên, c) quấy rối tình dục (bất hợp pháp) có thể xảy ra mà không gây ra thiệt hại về kinh tế của nạn nhân, e) hành vi quấy rối của người đó không được hoan nghênh (EEOC, tháng 3, 2008). Nếu bất kỳ hành vi nói trên xảy ra, thì có trường hợp quấy rối tình dục theo luật pháp Hoa Kỳ (EEOC, 2008). Tòa án tối cao Hoa Kỳ về bản chất đưa ra các quyết định về việc quấy rối tình dục sau đó được giải thích và áp dụng khi cần thiết bởi các bang riêng lẻ của Hoa Kỳ (Lee & Kleiner, 2001).

Ở Anh, cho đến tháng 10 năm 2005, luật pháp Anh vẫn chưa đưa ra một qui định cụ thể nào về quấy rối tình dục, mặc dù quấy rối tình dục đã được đề cập trong một số đoạn của Đạo luật Phân biệt Giới tính (SDA, 1975) dưới sự phân biệt bất hợp pháp trên cơ sở tình dục. Sự thay đổi trong Chỉ thị Điều trị công bằng, 2002/73/EC (luật Lao động Châu Âu), được đưa ra vào ngày 23 tháng 9 năm 2002, đã yêu cầu các Quốc gia thành viên quy định cụ thể vấn đề quấy rối tình dục. Do đó, việc đưa ra Đạo luật Phân biệt Kỳ thị năm 1975 phần 4A được thiết kế để thực hiện chỉ thị, trong đó đưa ra một định nghĩa cụ thể về quấy rối tình dục trong Chỉ thị 76/207 / EEC (Luật Việc làm Anh, 2007). Đạo Luật phân biệt kỳ thị năm 1975 (Sửa đổi) (2008) có hiệu lực vào ngày 6 tháng 4 năm 2008, đề cập: 1) một người được xem là đối tượng quấy rối tình dục phụ nữ nếu:

(a) Người đó liên quan đến hành vi tình dục không mong muốn, dẫn đến (i) vi phạm phẩm giá của phụ nữ hoặc (ii) tạo ra một môi trường đe doạ, thù địch, hạ thấp, làm nhục hoặc gây khó chịu cho người phụ nữ.

          (b) Anh ta tham gia vào bất kỳ dạng hành vi có tính chất tình dục không mong muốn, bằng miệng, phi ngôn ngữ hoặc thể chất nào một cách có mục đích (i) vi phạm phẩm giá của người phụ nữ hoặc (ii) tạo ra sự hăm dọa, thù địch, hạ nhục, hoặc tạo môi trường gây khó chịu, hoặc (c) trên cơ sở từ chối hoặc không tuân theo những hành vi không mong muốn được đề cập ở các điểm (a) hoặc (b), anh ta đối xử với cô ấy kém thiện chí hơn nếu cô ấy từ chối. 2) Hành vi sẽ được coi là có hiệu lực được đề cập trong tiểu đoạn (i) hoặc (ii) của tiểu mục (1) (a) hoặc (b) chỉ khi, có tính đến tất cả các hoàn cảnh, bao gồm đặc biệt là nhận thức về Người phụ nữ, cần được coi là có hiệu quả "(Ủy ban Bình đẳng và Nhân quyền, tháng 10, 2008). Phần 4A (5) cũng làm rõ rằng định nghĩa cũng được áp dụng, "với những sửa đổi như được yêu cầu, để quấy rối người đàn ông" (Ủy ban Bình đẳng và Nhân quyền, Tháng Mười, 2008). hoặc (ii) tạo ra sự hăm dọa, thù địch, hạ nhục, Hoặc môi trường gây khó chịu cho cô ấy, hoặc (c) trên cơ sở từ chối hoặc không tuân theo những hành vi không mong muốn được đề cập ở các điểm (a) hoặc (b), anh ta đối xử với cô ấy kém thuận lợi hơn anh ta nếu cô ấy không từ chối, Hoặc trình bày, hành vi. 2) Hành vi sẽ được coi là có hiệu lực được đề cập trong tiểu đoạn (i) hoặc (ii) của tiểu mục (1) (a) hoặc (b) chỉ khi, có tính đến tất cả các hoàn cảnh, bao gồm đặc biệt là nhận thức về Người phụ nữ, cần được coi là có hiệu quả "(Ủy ban Bình đẳng và Nhân quyền, tháng 10, 2008).

Đạo luật Bình đẳng nam nữ - Luật về các Cơ hội bình đẳng năm 1991 của Thụy Điển - đưa ra định nghĩa theo cách mô tả dấu hiệu, theo đó, “QRTD là hành vi ngoài ý muốn về tình dục hoặc hành vi ngoài ý muốn có tính chất tình dục, xâm phạm đến nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc”. Phần 3 của Đạo luật Tố cáo hành vi QRTD trong môi trường lao động, giáo dục, đào tạo hay trong các môi trường khác (còn gọi là Luật Chống QRTD năm 1995) của Philippines quy định: “Trong môi trường có liên quan đến làm việc hoặc tuyển dụng, QRTD được xác định là: (i) Yêu cầu về tình dục được thực hiện như một điều kiện trong việc tuyển dụng, tái tuyển dụng hoặc trong việc làm, tiếp tục việc làm cho một cá nhân hoặc là điều kiện bồi thường cho cá nhân đó về điều kiện làm việc thăng bổng hoặc quyền ưu đãi thuận lợi, hoặc việc từ chối đáp ứng yêu cầu tình dục dẫn đến việc hạn chế, cách ly hoặc phân loại nhân viên mà gây ra phân biệt đối xử, tước đi cơ hội việc làm hoặc ảnh hưởng xấu đến nhân viên. (ii) Các hành vi trên sẽ hạn chế quyền hoặc ưu đãi theo pháp luật lao động hiện có của nhân viên, hoặc (iii) các hành vi trên tạo ra môi trường đe dọa, thù địch hoặc xúc phạm đến người lao động”. (Nclp.org.vn).

 Như vậy, tổng quan tài liệu cho thấy các nghiên cứu về quấy rối xuất hiện từ rất sớm trong các nghiên cứu của Mỹ và Tây Âu, việc xác định nguyên nhân của quấy rối tình dục là vấn đề mà những nghiên cứu ban đầu này hướng đến. Quấy rối tình dục đã trở thành một trong những lĩnh vực thu hút nhiều quan tâm của xã hội nhưng cũng dễ bị hiểu nhầm nhất trong luật. Ở các nước, khái niệm quấy rối tình dục thường định nghĩa theo hai cách, mô tả các dấu hiệu của hành vi hoặc liệt kê các dạng của hành vi.

 

Lê Thị Lâm