Cho con nối gia nghiệp: Không phải ngư dân nào cũng muốn.
(08/10/2018)
(Tamly) Nghiên cứu được thực hiện trên 212 chủ tàu tại hai địa phương (Gio Linh, Quảng Trị và Nha Trang, Khánh Hòa) bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp nghiên cứu tài liệu. Kết quả cho thấy: xu hướng định hướng cho con theo nghề ngư – nghề truyền thống của gia đình - của chủ tàu không rõ rệt.
Đặc điểm nghề của ngư dân Việt Nam
(08/10/2018)
(Tamly)-Phần đông ngư dân Việt Nam là người vùng biển, sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống nghề biển. Họ đến với nghề rất sớm. Trong độ tuổi lao động, họ dành phần lớn thời gian cho hoạt động nghề, gắn liền với thuyền và biển. Họ yêu nghề, gắn bó lâu dài với nghề, có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp. Tuy nhiên, sự hạn chế lớn nhất của ngư dân là trình độ học vấn thấp, thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua đào tạo. Điều đó ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất và sự phát triển nghề trong thời đại mới.
Hài lòng với cuộc sống của ngư dân
(08/10/2018)
(Tamly)- Sự hài lòng với cuộc sống là một trạng thái tinh thần tích cực, có tác động đến nhiều yếu tố tâm lý khác của con người. Cùng với việc nghiên cứu tài liệu, năm 2017, cuộc điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu trên 212 khách thể là ngư dân ở hai địa phương Gio Linh (Quảng Trị và Nha Trang, Khánh Hòa) đã cho kết quả sau: ngư dân tương đối hài lòng với cuộc sống. Trong đó, họ hài lòng với một số điều liên quan đến gia đình và ít hài lòng với một số khía cạnh của công việc hơn cả.
Gắn bó nghề của ngư dân
(08/10/2018)
(Tamly)-Nghề đánh bắt hải sản là một nghề vất vả, nguy hiểm. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về nguyện vọng chuyển đổi nghề của ngư dân bằng phương pháp bảng hỏi, phỏng vấn sâu, nghiên cứu tài liệu cho thấy đa số ngư dân gắn bó với nghề, không có ý định chuyển sang nghề khác.
Một số cách thức để giữ mối quan hệ lành mạnh giữa các cặp đôi
(17/09/2018)
Bất cứ cặp đôi nào khi kết hôn đều mong muốn có một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc và lành mạnh. Mặc dù vậy, với thay đổi từ cuộc sống độc thân sang cuộc sống lứa đôi, họ cũng sẽ phải trải qua rất nhiều những biến cố và thăng trầm của cuộc sống gia đình. Vậy làm cách nào để mối quan hệ lứa đôi này được lành mạnh và vững bền. Bài viết “Happy couple: How to keep your relationship healthy” được đăng tải trên trang web Hiệp hội Tâm lý học Mỹ - APA đã gợi ý một số cách thức này. Xin được dịch để giới thiệu với bạn đọc.
Làm việc nhà có phải là trách nhiệm của riêng phụ nữ?
(07/09/2018)
(Tamly)- Ngày nay, phụ nữ tham gia các hoạt động bên ngoài, và kiếm tiền lo cho gia đình không ít hơn nam giới. Vậy, sự sắp xếp, phân chia làm việc nhà trong gia đình có cần phải tính toán lại với đàn ông cho công bằng?
Ly hôn lành mạnh
(07/09/2018)
(Tamly)- Hôn nhân được hiểu là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Sự xác lập này có tính chất tự nguyện giữa hai người và phải được pháp luật cho phép và bảo vệ. Mỗi một cặp khi kết hôn đều mong muốn cuộc hôn nhân của mình được kéo dài và bền chặt. Mặc dù vậy, cũng có những cuộc hôn nhân phải dừng lại bằng sự ly hôn, kéo theo rất nhiều hệ lụy của nó. Có những cuộc ly hôn khiến không chỉ những người trong cuộc mà cả với những người liên quan mà chủ yếu là con cái họ trìm đắm trong những dằn vặt, đau khổ nhưng cũng có những cuộc ly hôn êm đềm, lành mạnh và những người liên quan nhanh chóng thích ứng được với cuộc sống mới. Bài viết “Healthy divorce: How to make your split as smooth as possible” được đăng tải trên trang web của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychology Assiociation-APA) đã đề cập tới những vấn đề liên quan tới một sự ly hôn lành mạnh.
Một số đặc điểm tâm lý của ngư dân khai thác hải sản - Nghiên cứu ở nước ngoài
(31/08/2018)
(Tamly)- Kết quả nghiên cứu tài liệu cho thấy: nghề khai thác hải sản ở nước ngoài là một nghề nguy hiểm. Ngư dân – những người lao động trong nghề đó nhận thức được sự nguy hiểm của nghề và họ ứng phó tích cực: một mặt, họ không trầm trọng hóa sự nguy hiểm, để giảm bớt sự căng thẳng; mặt khác, họ không đề cao tính định mệnh, họ tích cực hành động để hạn chế tai nạn, thương tích. Ngư dân hài lòng và gắn bó với nghề, ít có ý định thay đổi nghề.
Học tập nhóm đem lại lợi ích gì cho sinh viên?
(30/08/2018)
(Tamly) – Học tập nhóm là một trong những hoạt động cần thiết và đã/ đang trở thành một hoạt động bắt buộc trong mỗi một môn học. Vậy, theo đánh giá của sinh viên – người trực tiếp tham gia học tập nhóm thì học tập nhóm có đem lại lợi ích gì cho họ?
Hiện tượng lười biếng trong học tập nhóm có ảnh hưởng gì đến hiệu quả học tập nhóm của sinh viên?
(30/08/2018)
(Tamly) – Mỗi một nhóm làm việc đều có những hoạt động chung cùng tiến hành thực hiện để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Mặc dù vậy, trong quá trình làm việc chung khó tránh khỏi một vài biểu hiện của hiện tượng lười biếng ở một hoặc vài cá nhân trong nhóm, đặc biệt là những nhóm có số lượng lớn thành viên tham gia. Đối với sinh viên, hoạt động học tập nhóm cũng được tiến hành để thực hiện những mục tiêu học tập và cũng như những nhóm làm việc khác, nhóm học tập khó tránh khỏi biểu hiện của hiện tượng lười biếng. Một câu hỏi đặt ra là hiện tượng này có ảnh hưởng tới hiệu quả học tập nhóm của sinh viên hay không?