(Tamly) - Ly hôn có phải là giải pháp duy nhất? trong khi có nhiều hình thức trị liệu hôn nhân giúp cải thiện tình trạng hôn nhân của bạn
Ngày càng có nhiều người đến trị liệu tâm lý vì vấn đề hôn nhân giữa vợ và chồng. Câu hỏi được đặt ra là nên ly hôn hay cần giữ gia đình vì con cái? liệu ly hôn hay sống trong mâu thuẫn có ảnh hưởng nhiều hơn đến con cái cũng như khỏe tinh thần của họ. Sau đây là một số kết quả nghiên cứu có thể gợi ý lời giải đáp cho câu hỏi trên.
Tỷ lệ ly hôn
Chúng ta đều biết rằng ngày càng có nhiều người lựa chọn ly hôn khi cuộc hôn nhân không còn hạnh phúc. Báo cáo thống kê năm 2017, tỷ lệ ly hôn lớn nhất thế giới là Bỉ với 71%, sau đó là Bồ Đào Nha với tỷ lệ là 68% số cặp kết hôn (http://vneconomy.vn/the-gioi/10-nuoc-co-ty-le-ly-hon-cao-nhat-the-gioi-20160805045140542.htm). Ở Việt Nam, tỷ lệ ly hôn cũng tăng nhiều trong những năm gần đây, trong những cặp kết hôn dưới 35 tuổi thì tỷ lệ ly hôn là 30%. Tại thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo cho thấy có 2,7 cặp kết hôn thì sẽ có 1 cặp ly hôn. (https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/bao-dong-tinh-trang-ly-hon-o-cac-gia-dinh-tre-20170801190658797.htm)
Liệu ly hôn để tái hôn có phải là giải pháp?
Nhiều người ly hôn với hy vọng sẽ có hạnh phúc nhiều hơn khi tái hôn, tuy nhiên, theo nghiên cứu tỷ lệ ly hôn trong các cuộc hôn nhân lần thứ hai cao hơn tỷ lệ ly hôn ở cuộc hôn nhân đầu tiên là 10%. (John M. Gottman, 1999)
Ly hôn và sức khỏe tinh thần của con
Cũng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy ly hôn để lại hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và tinh thần cho cả hai vợ chồng. Các tác động tiêu cực của ly hôn đến các thành viên trong gia đình là tăng nguy cơ mắc bênh tâm thần, tăng tỷ lệ tai nạn giao thông bao gồm cả tử vong do tai nạn (Bloom, Asher & White, 1978), tăng tỷ lệ các bệnh về thực thể, tự tử, bạo lực và giết người (Bloom và cộng sự, 1978), ly hôn cũng làm giảm tuổi thọ của cả hai bên và ức chế chất miễn dịch (John M. Gottman, 1999)
Căng thẳng trong hôn nhân và sức khỏe tinh thần của con
Mặt khác, căng thẳng, mâu thuẫn trong hôn nhân hay ly hôn cũng được chứng minh có liên quan đến con cái. Cha mẹ ly hôn có tương quan đến vấn đề trầm cảm, năng lực xã hội nghèo nàn, các vấn đề về sức khỏe, kết quả học tập kém, các vấn đề về hành vi, giảm tuổi thọ của con cái (Cummings et al., 2005; Gomulak-Cavicchio et al, 2006).
Mặc dù hậu quả tiêu cực mà ly hôn mang lại cho tất cả các thành viên trong gia đình là quá rõ ràng, tuy nhiên điều này không có nghĩa là cha mẹ cần duy trì hôn nhân để bảo vệ con cái khi cuộc hôn nhân không lành mạnh. Nghiên cứu của Jonh M. Gottman (1999) đã cho thấy kể cả khi cha mẹ duy trì một cuộc hôn nhân tồi tệ thì các hậu quả tiêu cực như đã nêu ở trên vẫn xảy ra y như khi ly hôn.
Có nhiều trị liệu hôn nhân có hiệu quả đã được chứng minh. Jacobson (1984) nghiên cứu kết quả trị liệu hành vi cho hôn nhân cho thấy có 55% cặp vợ chồng có tiến bộ (dẫn theo Gottman, 1969).
Đỗ Ngọc Khanh
------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. John M. Gottman (1999). The Marriage Clinic
2. An Huy (2016). 10 nước có tỷ lệ ly hôn cao nhất thế giới. Nguồn truy xuất: http://vneconomy.vn/the-gioi/10-nuoc-co-ty-le-ly-hon-cao-nhat-the-gioi-20160805045140542.htm
3. Báo động tình trạng ly hôn ở các gia đình trẻ (2017). Nguồn truy xuất: https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/bao-dong-tinh-trang-ly-hon-o-cac-gia-dinh-tre-20170801190658797.htm
4.Bloom BL, Asher SJ, White SW (1978). Marital disruption as a stressor: a review and analysis. Psycho Bull, 85(4): 867-94
5. Cummings, Keller, & Davies, (2005). Towards a family process model of maternal and paternal depressive symptoms: Exploring multiple relations with child and family functioning. The Journal of Child Psychology and Psychiatry. 46(5): 479-489
6. Gomulak-Cavicchio, Davies, & Cummings (2006). The role of maternal communication patterns about interparental disputes in associations between interparental conflict and child psychological maladjustment. Journal of Abnormal Child Psychology. 34(6):757-771
Đỗ Ngọc Khanh
(John M. Gottman, 1999. The Marriage Clinic))