(Tamly) - Trong quá trình nuôi dạy con, với tình yêu thương và mong muốn con có được những điều tốt nhất. Mỗi một cặp cha mẹ đều có những quan niệm khác nhau trong quá trình nuôi dạy, và hẳn không thể tránh khỏi những sai lầm. Những sai lầm thường mắc phải đã được đăng tải trên trang web psychologytoday.com với bài viết "Top Ten Parenting Mistakes". Xin được lược dịch để giới thiệu với bạn đọc.
Dạy con là một quá trình thay đổi cảm xúc kì lạ, hay lên xuống thất thường, có cả niềm vui và sự tuyệt vọng. Một giây trước bạn phấn khởi, ngay lập tức sau đó bạn bị từ chối. Một sáng thức dậy bạn thấy phởn phơ, chỉ đến tối đó đi ngủ, tim bạn như vỡ ra từng mảnh.
Trẻ con như đổ thêm sự kích thích cho đời sống tinh thần của bạn. Cách bạn kiểm soát những cảm xúc mạnh mẽ ấy cuối cùng sẽ định hình chất lượng mối quan hệ của bạn với con.
Khi bạn gần mất đi lí trí, hãy luôn nhớ rằng: Làm sai là chuyện rất tự nhiên - nhưng sửa chữa thì không. Điều đó cần rất nhiều can đảm để thừa nhận sai lầm, đặc biệt là với con. Bắt đầu lại từ đầu và tạo mối quan hệ mới, lành mạnh hơn với con là một thử thách. Nhưng đó là món quà của việc dạy con; trẻ con cho bạn cơ hội tiếp tục tự tiến hóa và phát triển. Lớn cùng với con không chỉ khiến bạn thành phụ huynh tốt hơn- nó cũng giúp bạn thành con người tốt hơn.
Trong sách cuốn “When you kids call the shots: How to Seize Control from Your Darling Bully- and Enjoy Parenting Again”, Sean Grover - một nhà tâm lý học trị liệu, diễn giả (2015) có bàn về những sai lầm lớn nhất khi dạy con mà tác giả đã thu thập được từ 25 năm làm việc với các gia đình. Hãy cứ từ từ đọc qua danh sách dưới đây và tìm ra khuynh hướng của bạn. Phát triển sở trường nhờ tìm ra điểm yếu, điều đó sẽ tốt hơn nhiều việc cứ giữ vẻ ngầu trong những giây phút nảy lửa.
Vậy hãy cùng điểm qua những sai lầm dạy con mà cha mẹ nào cũng mắc phải
10. Kiểm soát từng tí
Những bố mẹ hay kiểm soát là những người tâm huyết và chăm chỉ, họ yêu con và muốn con thành công. Vấn đề là họ làm quá nhiều cho con. Vì vậy, trẻ có thể ỷ lại vào bố mẹ và khó có thể tự đứng trên đôi chân của mình, chúng cũng khó có thể tự kiểm soát bản thân, thiếu động lực, và dù chúng có thông minh, thì chúng vẫn chưa trưởng thành về cảm xúc. Thay vì kiểm soát từng tí một, hãy dạy con tự tin và độc lập. Càng có nhiều việc con có thể tự làm mà không chịu sự quản lí của bố mẹ thì con càng có nhiều cơ hội để tự thành công.
9. Dung túng (Chiều con)
Hành động của cha mẹ thường có ý tốt, nhưng chiều con là một trong những khuynh hướng tệ nhất trong việc nuôi dạy con. Khi bố mẹ đáp ứng mọi nhu cầu của con trẻ, con có thể sẽ kém cỏi trong các mối quan hệ; chúng kì vọng mọi người đều phục vụ chúng. Chúng co mình lại trước những thử thách và tránh công việc nặng, nhưng vẫn đòi được công nhận. Về cảm xúc, chúng phải chịu sự lẫn lộn kì lạ giữa lòng tự trọng ít ỏi và sự ngạo mạn. Để tránh việc chiều con, hãy cố tạo cảm giác tự chịu trách nhiệm cho con, khuyến khích con tự đạt được thứ con muốn. Ngừng chiều con- và bắt đầu tiếp động lực cho con.
8. Gương xấu
Việc đầu tiên và quan trọng nhất của cha mẹ là làm một tấm gương tốt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều hành vi không đúng của phụ huynh tạo thành những ví dụ xấu cho trẻ. Bố mẹ có thể bùng phát cơn giận, đổ lỗi cho nhau, nói dối, hay tỏ vẻ đáng thương đã vô hình chung dạy con làm điều tương tự. Đổ lỗi cho con vì hành vi và thói xấu bạn dạy giống như đổ lỗi cho tấm gương vì hình ảnh phản chiếu của bạn. Hãy cư xử theo cách bạn muốn con mình cư xử. Hãy trở thành người con bạn muốn trở thành. Trên hết, trước khi mắng con vì lỗi lầm, hãy sửa lỗi lầm của mình trước.
7. Ép buộc
Cha mẹ hay ép buộc có xu hướng cuồng kiểm soát. Thay vì hiểu trẻ, họ thường đàn áp trẻ với những mệnh lệnh, chỉ dẫn, đe dọa bạo lực, hay bạo lực thực sự. Họ hướng tới việc hình thành và định hình trẻ bằng cách dọa dẫm, thay vì để chúng tự độc lập quyết định. Đáng buồn thay, trẻ có bố mẹ kiểm soát bằng bạo lực thường ít có sự tự tin, và có vấn đề lo âu; chúng có thể khó tin tưởng người khác và sợ sự thân mật. Những bố mẹ thích kiểm soát có thể có được điều họ muốn, nhưng những đứa trẻ sẽ chịu đựng nhiều từ việc này.
6. Trước sau bất nhất
Phụ huynh như vậy thường khiến trẻ (và cả bác sĩ tâm lí) điên lên. Những phụ huynh không dứt khoát thường thay đổi rất nhanh, không đứng về phía nào, và gặp khó khăn khi đưa ra quyết định hoặc sự lãnh đạo, và tạo ra những đứa trẻ dễ bị lung lay cảm xúc. Những đứa trẻ này có những phần cốt lõi của tâm lí không ổn định, cùng với việc nhận dạng bản thân rất là yếu. Chúng gặp khó khăn định hình bản thân, và thường phát triển nên những hành vi phản kháng và tự vệ để che đậy sự bất an. Tạo nên một mái ấm ổn định không phải lúc nào cũng có thể, nhưng việc dạy con một cách ổn định và chắc chắn là việc trong tầm tay.
5. Chỉ trích và so sánh
Không ai thích bị chỉ trích và so sánh. Nhưng vẫn nhiều bố mẹ cố tình chỉ trích và so sánh con họ hàng ngày: “Sao con không thể giống như [con nhà người ta]? Hoặc “Tại sao con lại [tính từ xấu] vậy?” Cách này chắc chắc sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của con và phá hủy lòng tự tôn mong manh của trẻ. Trẻ hay bị mắng lớn lên sẽ nghĩ chúng là những người ngoài lề và không thành công. Chúng không bao giờ tôn điểm mạnh của mình lên vì chưa bao giờ được dạy làm thế, đó là một kết quả trực tiếp từ những giọng nói tiêu cực của bố mẹ trong đầu. Chỉ mất một giây không suy nghĩ để làm đau con với những lời chỉ trích và so sánh – nhưng có thể mất cả đời để chúng thoát ra khỏi ám ảnh đó.
4. Cách dạy con có kết cấu, giới hạn, ranh giới kém
Tạo nên những kết cấu, ranh giới, giới hạn cân bằng là điều thiết yếu để dạy con tốt. Vậy chính xác những điều đó là gì? Sau đây là lời giải thích: Kết cấu có nghĩa là những lịch trình, thói quen liên tục; giới hạn có nghĩa kìm lại những hành vi phá hoại hoặc liều lĩnh bằng việc đưa ra những lời đánh giá tốt; và ranh giới nghĩa là tôn trọng khoảng cách thể chất và tinh thần giữa người và người. Một số ba mẹ quá nghiêm khắc với những giới hạn, một số lại không cung cấp đủ những thói quen và ranh giới. Cố gắng tìm ra sự cân bằng phù hợp nhất với con, và chúng sẽ được chuẩn bị tốt hơn cho những mối quan hệ, việc làm, và thế giới bên ngoài khung cửa nhà.
3. Thờ ơ
Nhiều bố mẹ không cố tình thờ ơ với trẻ, nhưng nhiều người thì có. Người lớn dễ bị cuốn theo công việc, bỏ quên trách nhiệm là bố mẹ cho đứa trẻ lớn nhất hoặc ông bà, bỏ lỡ những sự kiện quan trọng trong cuộc đời con, hoặc tệ nhất là trở thành những người lắng nghe tồi tệ - mọi hình thức của việc thờ ơ về cảm xúc đều làm giảm những ý thức lành mạnh của trẻ về bản thân. Những đứa trẻ bị thờ ơ về cảm xúc thường chịu những vấn đề về tâm trạng và hành vi. Một hành động đơn giản là lắng nghe con bạn có tác dụng làm lành có thể giải quyết mọi khúc mắc trong việc dạy con. Những trẻ cảm thấy được lắng nghe thường ít khi làm ra những hành vi phá hoại. Hãy dành thời gian để lắng nghe, hiểu, và định hình với con bạn. Nó chẳng khiến bạn mất gì mà còn giúp bạn tiết kiếm một đống hóa đơn cho tư vấn trong tương lai.
2. Coi thường những vấn đề về học tập
Nhiều rắc rối về học thuật và hành vi là kết quả trực tiếp từ những khó khăn trong việc tiếp thu không được chuẩn đoán. Những bố mẹ không kiên nhẫn, vội vàng dán nhãn lười biếng, không có động lực, thờ ơ với trường lớp, thường không thể cân nhắc được điều gì mới thực sự kiến con có thái độ đó với học tập. Kể cả những đứa trẻ cực kì thông minh cũng có khó khăn trong tốc độ xử lí, năng lực vận hành và sự thiếu hụt giác quan và trí nhớ. Những rắc rối khó phát hiện này thường không xuất hiện cho đến những năm trung học và trung học phổ thông. Chúng khiến việc học tập khó khăn và mệt mỏi. Vậy nên hãy tiết kiệm tiền của bạn, trị liệu tâm lí không giúp giải quyết vấn đề tận gốc. Nếu con bạn có dù chỉ một chút khó khăn trong học tập, việc đánh giá sẽ là bước đầu tìm ra phương pháp giải quyết.
1. Bác bỏ cảm xúc
Khi con thổ lộ cảm xúc và sự bất an với mình, xin đừng phủ nhận, sửa chúng, hay đưa ra những lời khuyên hời hợt, hoặc dùng như một cơ hội để giảng giải về kinh nghiệm của bạn. Hãy nhớ, chúng đã mạo hiểm để làm điều đó, nên sự nhạy cảm của bạn là rất cần thiết. Trẻ con muốn cảm thấy được thấu hiểu, chúng muốn được cảm thấy chấp nhận bởi cha mẹ. Nhiều triệu chứng của tăng động, thách thức hay các vấn đề về cảm xúc xuất hiện ở những trẻ có bố mẹ hay bác bỏ cảm xúc của chúng.
Nuôi dạy con: Trải nghiệm vừa học vừa làm
Nuôi dạy con là công việc toàn thời gian mà không có sự huấn luyện hay giám sát nào. Mọi người chắc chắn đều mắc sai lầm, đặc biệt là trong những năm đầu đời của trẻ. Nhưng đừng hoảng loạn, dạy con là một quá trình liên tục tiến hóa. Bạn sẽ tốt dần lên theo từng ngày, từng năm. Cố gắng học hỏi từ sai lầm và cải thiện; hành trình làm cha mẹ sẽ ít bị ảnh hưởng bởi việc nghi ngờ bản thân và mối lo, và sẽ càng vui hơn cho bạn và con.
Quỳnh Châu (biên dịch)
Nguồn tài liệu biên dịch:
1. Top Ten Parenting Mistakes.
https://www.psychologytoday.com/intl/blog/when-kids-call-the-shots/201807/top-ten-parenting-mistakes