NỖI LO LẮNG ĐANG LEN LỎI VÀO TRONG BẠN BẰNG CÁCH NÀO

05/12/2018

(Tamly) - Sự lo âu có thể đến từ cảm giác thiếu an toàn. Cảm giác an toàn của bạn được hình thành từ thời thơ ấu. Khi còn là đứa trẻ, bạn học cách cảm thấy an toàn trong thế giới xung quanh, gia đình, bản thân và khả năng của bạn. Cảm giác an toàn tạo nên một nền tảng bền chắc trong hành trình vào đời. Bài viết How worry makes its way in: A negative pattern of worry can be established in childhood" của Gregory L. Jantz (2018) được đăng tải trên website Psychhologytoday.com đề cập tới cách thức mà những lo lắng đi vào mỗi trong chúng ta. Xin được dịch và giới thiệu với bạn đọc.

Một hình mẫu tiêu cực của lo âu có thể được xây dựng trong thời thơ ấu

Một hình mẫu tiêu cực của lo âu được hình thành từ thời thơ ấu, dựa vào các tình huống, trải nghiệm và sự nhận thức. Hơn nữa, những hình mẫu lo lắng này có thể trở nên trầm trọng hơn bởi thực tế. Để tìm cách giải quyết, bạn cần phải tìm về nơi bắt đầu sự lo âu. Khi tìm ra điểm xuất phát, bạn đã gần hơn với việc tìm lại thế giới bên ngoài sự lo âu.

Sự lo âu có thể đến từ cảm giác thiếu an toàn. Cảm giác an toàn của bạn được hình thành từ thời thơ ấu. Khi còn là đứa trẻ, bạn học cách cảm thấy an toàn trong thế giới xung quanh, gia đình, bản thân và khả năng của bạn. Cảm giác an toàn tạo nên một nền tảng bền chắc trong hành trình vào đời. Khi cảm giác này không xuất hiện, bạn lập nên nền tảng của sự bất an, cái thay thế nền tảng lung lay yếu ớt, không hợp với tuổi trưởng thành và những thách thức, mạo hiểm và các tình thế khó xử.

Một đứa trẻ với cảm giác an toàn sẽ nhìn rộng tới tuổi trưởng thành và thấy khoảng trời mới để phát triển với những rào chắn vững chắc. Không cần phải tập trung vào vực sâu phía dưới bởi chúng không sợ bị ngã. Thay vào đó, đứa trẻ có tầm nhìn mở về những điều tuyệt vời đang chờ phía trước. Một đứa trẻ với cảm giác bất an nhìn về tuổi trưởng thành và thấy những con đường hẹp, chi chít bao quanh bởi những sợi dây sờn cũ không đáng tin. Chúng quên mất việc nhìn lên và nhìn ra xa; luôn cần phải tập trung vào vực sâu phía dưới bởi mỗi bước chân sợ hãi về phía trước đều có khả năng ngã. Những điều bắt đầu ở tuổi thơ sẽ được biểu hiện ở tuổi trưởng thành.

 

Có rất nhiều điều kiện và tình huống có thể khiến cảm giác bất an tăng lên. Có thể kể đến một số trường hợp dưới đây:

Cái chết của bố/mẹ: Khi bố/mẹ mất, tấm khiên đó bị tước khỏi đứa trẻ. Kể cả trong một gia đình với bố/mẹ còn sống hoặc có người bảo hộ khác, trẻ vẫn trải qua cú sốc tâm lí khi bố/mẹ mất.

Bị chối bỏ/bỏ rơi bởi bố/mẹ : Khi bố/mẹ từ bỏ đứa trẻ bằng cách bỏ rơi, đứa trẻ sẽ cho rằng mọi thứ đều không đúng với chúng. Khi bố/mẹ cố ý chối bỏ đứa trẻ, chúng sẽ nghĩ chúng không đủ tốt.

Ly hôn: Một cách áp đảo, li hôn không chỉ xé đôi mối quan hệ vợ chồng mà còn xé toạc thế giới của trẻ nhỏ.

Di chuyển thường xuyên. Thường, bố mẹ nghĩ việc di chuyển là một thay đổi tích cực, tới một nhà mới hay công việc mới. Tuy nhiên, trẻ có những ưu tiên khác, và một thứ chúng trân trọng, như bạn bè, thầy cô giáo, trường, hoặc một hoạt động, có thể bị hi sinh trong quyết định di chuyển.

Khuyết tật học tập: Tưởng tượng sẽ như thế nào nếu tới trường mỗi ngày, bạn sợ hãi vì sẽ không thể đạt được kì vọng.

Khó khăn ở trường: Trẻ thường lo về bài vở ở trường, nhưng chúng cũng lo về những tương tác xã hội. Một đứa trẻ bị bắt nạt, không thành công, hoặc đơn giản là không được chú ý, sẽ học cách không tin vào ngày mai.

Gia đình nghiện rượu hoặc lạm dụng ma túy: Khi lạm dụng rượu và ma túy ở nhà, nó sẽ biến thành ngôi nhà của yên lặng và khủng hoảng. Có những khoảng lặng giữa những cơn bão bạo lực, mà thời điểm là vấn đề chứ không phải sự xuất hiện của nó.

Lạm dụng cảm xúc: Khi một đứa trẻ bị nói đi nói lại rằng chúng không tốt, chúng sẽ tin vào đó và sợ hãi mạo hiểm khi lớn lên.

Lạm dụng cơ thể, bao gồm tình dục: Sự tàn phá của lạm dụng thể chất và tình dục quá lớn đến mức nó sẽ lan ra mọi khía cạnh của cuộc sống đứa trẻ. Điều này bao gồm bí mật và giữ sự thật về gia đình trong bóng tối.

Gia đình trọng sự hoàn hảo: Đây là một trong những cách phổ biến nhất dạy trẻ lo lắng. Không ai hoàn hảo trong mọi thời điểm, vậy nên mọi nhiệm vụ, mọi kì vọng đều có khả năng thất bại.

Bố/mẹ hoặc một người lớn hay sợ hãi và bất an: Một số bố mẹ giao tiếp thù địch và tiêu cực làm tổn thương lòng tự trọng của con. Một số bố mẹ khác có thể thụ động tổn thương con qua việc luôn nghi ngờ, sợ hãi, lo âu, bất an.

Nếu bạn lớn lên trong bất kì trường hợp nào kể trên, bạn có thắc mắc rằng bạn sẽ nghi ngờ về cuộc đời hơn? Có thắc mắc nào rằng, bạn sẽ có chiến lược sống sót với nỗi lo? Nỗi lo liên tiếp có thể trở thành cái khuôn ăn mất nền tảng của cuộc đời.

Quỳnh Châu biên dịch

----------------------

Nguồn tài liệu dịch: Gregory L. Jantz (2018). How worry makes its way in: A negative pattern of worry can be established in childhood. Nguồn truy xuất: https://www.psychologytoday.com/us/blog/hope-relationships/201811/how-worry-makes-its-way-in