Giai đoạn khó khăn nhất của quá trình trưởng thành là khi nào? Dù thời điểm khó khăn có thể xuất hiện mọi lúc trong quá trình trưởng thành, nhưng như tôi thấy, giai đoạn thử thách nhất xuất hiện vào đoạn tuổi 18 – 23, khi việc xoay sở để tự lập có trách nhiệm bắt đầu. Những đòi hỏi đa dạng và quan trọng của cuộc sống gây ra sự chóng ngợp và có lẽ đã đóng góp vào tỉ lệ được giữ lại trường đại học khá thấp và một tỉ lệ đáng kể những người trẻ tuổi trở về nhà một thời gian để phục hồi khi sự tự lập bị mất cân bằng.
Trong khi sự tự do trong hầu hết lứa tuổi thiếu niên đều rất thú vị và hấp dẫn, thì sự tự do ở ngưỡng cửa trưởng thành lại khá đáng sợ và gây chán nản. Dưới đây là một vài lí do và một số gợi ý có ích cho người trẻ tuổi.
Bắt đầu bằng xem xét những thử thách chính trong 4 giai đoạn của tuổi thanh thiếu niên
Ở giai đoạn thiếu niên (9 - 13 tuổi), một thử thách chính là phải tách rời khỏi thời thơ ấu và giai đoạn dễ dàng, được che chở và an toàn hơn của cuộc sống gia đình. Giai đoạn này liên quan đến việc buông bỏ và mất mát.
Giai đoạn giữa tuổi thanh thiếu niên (13 - 15 tuổi), thử thách chủ yếu là hình thành “gia đình thứ hai” - bạn bè mà tạo nên các sức ép từ các mối quan hệ bạn bè cùng lứa. Nó liên quan đến thích nghi và hòa nhập cộng đồng.
Giai đoạn sau của tuổi thanh thiếu niên (15 - 18 tuổi) điều khó khăn là trải nghiệm với những hành vi người lớn hơn và các rủi ro của nó. Giai đoạn này chủ yếu phải dám hành động như người trưởng thành.
Giai đoạn thử nghiệm tự lập (18 - 23 tuổi) là thử thách của việc tách khỏi gia đình và sống độc lập hơn. Giai đoạn này liên quan đến trách nhiệm của người lớn.
Tôi tin rằng giai đoạn cuối thường đòi hỏi khắt khe và hay làm nản lòng nhất. Hầu hết thanh niên đều chưa chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng mọi kì vọng ngay được. Do đó đây gọi là những nỗ lực thử nghiệm vì dù sao thì những hỗ trợ của bố mẹ cũng có thể vẫn còn. Nó cũng là thử nghiệm theo cách mà bạn phải vấp ngã, phạm sai lầm như một “khóa huấn luyện thành người lớn” và học hỏi từ sai lầm, xoay sở và độc lập. Sự giáo dục trên nền tảng sai lầm rất cần thiết trong cuộc sống ngày nay, nên khó có thể giữ khư khư lòng tự trọng: “Tôi liên tục làm rối lên!” Vào những lúc như thế, người thanh niên dễ cảm thấy chông chênh, bất lực, vô dụng, không mục đích, vô ích, kể cả vô vọng nữa. Trong suốt giai đoạn này “Tôi cảm thấy bế tắc” hay “Tôi chả đi đến đâu cả” là những lời phàn nàn chung, nhưng chủ yếu thanh niên chỉ thấy bế tắc. Xem xét kĩ hơn, họ đang lớn dần và học những bài học về cuộc sống khắc nghiệt nhưng có nhiều giá trị. Họ đang phát triển tính đàn hồi bằng cách hồi phục và cho thấy tinh thần cứng rắn bằng cách liên tục thử, có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Vì vậy, thực tế là họ đang tiến bộ, sự bực bội, chán nản chỉ khiến sự tiến bộ khó thấy mà thôi.
Sự khó chịu trong quá trình phát triển. Nếu một thanh niên vẫn cảm thấy dễ chịu thì có thể là họ vẫn còn phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của gia đình, không thực sự trưởng thành, không khẳng định, không tự thiết lập hay quản lí sự độc lập của mình. Một số sự khó chịu ở giai đoạn cuối của tuổi thanh niên là cần thiết, vì chúng cho thấy người đó đang phải lao vào một cuộc chiến thực sự khốc liệt. Đó là gì? Họ chiến đấu với chính bản thân để có thể tự chịu trách nhiệm mà một phần của họ chưa thực sự sẵn sàng hay chưa thể làm được. Trận chiến đòi quyền tự lập khi mới bước vào tuổi thanh thiếu niên thường chống lại sự áp đặt của bố mẹ, nhưng khi ở giai đoạn sau của tuổi thanh niên thì đó là cuộc chiến với bản thân.
VQC. (Biên dịch)
Carl E. Pickhardt
(https://www.psychologytoday.com)