Hầu hết bố mẹ đăng ảnh và video của con trên mạng xã hội. Trên thực tế, số liệu một cuộc khảo sát năm 2010 đã chỉ ra 92% trẻ đã xuất hiện trên mạng xã hội trước khi 2 tuổi.
Vậy con số này có thể nói lên điều gì?
Bởi việc đăng tải là chuyện thường thấy và có vẻ trở nên phổ biến, nhiều bố mẹ không suy nghĩ nhiều về chuyện này. Nhiều người chia sẻ hình ảnh và tin tức chỉ để nhằm giữ mối liên hệ với gia đình và bạn bè ở xa. Theo Clair Mellenthin - Giám đốc dịch vụ cho trẻ em và trẻ vị thành niên ở Wasatch Family đã cho biết: “Việc này sẽ giúp gia đình và bạn bè cảm thấy thân thiết khi họ không thể dành thời gian ở cuộc sống thực bên ngoài” .
Một số người chia sẻ hình ảnh của trẻ bởi họ vốn đã ghi lại cuộc sống của mình trên mạng và sẽ thật lạ nếu bỏ qua con của mình.
Thêm nữa, chúng ta đều thấy đăng tải là việc tích cực, thậm chí khá là thỏa mãn. Chúng ta chỉ đơn thuần cho mọi người thấy rằng, mình tự hào về các con như nào. Sau cùng thì khi chúng ta không thường nghe về người khác trong một thời gian, chúng ta thường tự nhiên lấy điện thoại ra và lướt qua những hình ảnh cuối cùng với họ. Chúng ta thấy việc đăng tải không có hại gì. Chúng ta cảm thấy vui và hạnh phúc.
Nhưng đăng tải về những đứa trẻ lại khác, nó có thể nảy sinh nhiều vấn đề.
Thanh thiếu niên không thích sự chú ý. Chúng cảm thấy như bố mẹ đang khoe khoang, thậm chí là phóng đại thực tế. Nhiều đứa còn thấy xấu hổ bởi bố mẹ và yêu cầu bố mẹ phải hỏi qua chúng trước khi đăng lên mạng.
Nhà trị liệu tâm lý Sean Grover đã làm việc với một người bố đăng tấm ảnh về con gái mình với hình ảnh đang nổi cơn thịnh nộ. Ông ấy nghĩ nó thật điên cuồn, mặc dù vậy, cô bé cảm thấy rất tức giận và cực kì tổn thương. Ban đầu, người bố không hiểu phản ứng của con. Nhưng sau khi nói chuyện trong đợt trị liệu, ông đã gỡ bức ảnh xuống và xin lỗi con.
Mia Gold-Rosenberg, nhà điều trị tâm lý cho trẻ em và gia đình nói: “Dù bố mẹ có nhận ra hay không, dù chỉ đăng một bức ảnh về con trên mạng cũng có thể định hình danh tính của con và điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của con” .
Ví dụ, một bức ảnh có thể nhận được bình luật tích cực, như là “Con bé thật là xinh!” hoặc tiêu cực như “Trông cô bé buồn thế” hay “Sao lại cho con mặc cái áo đó? Trông nó cứ ngu ngu ý!” Đứa trẻ có thể tiếp nhận nó và thay đổi cách cư xử hay ăn mặc của bản thân,” Gold-Roseberg nói. Theo cách khác, con bạn có thể dần thay đổi bản thân theo ý người khác. Chúng có thể dần chú ý vào những lượt Likes mà bức ảnh nhận được. Nếu một bức ảnh không được nhiều Like như những bức khác, con có thể cảm thấy không đủ và cảm tưởng như chúng đã làm điều gì sai. Hiện nay, thậm chí có những đứa trẻ đã trải nghiệm với cảm giác bị "loại bỏ", chứ không phải cảm giác "thuộc về", hoặc chúng sẽ cảm thấy nhất thiết phải luôn đăng những bức hình đẹp nhấ của mình lên mạng.
Vậy chúng ta có thể làm gì?
Nói với con về việc đăng tải?
Một khi con đủ lớn để hiểu, hãy nói chuyện với con về việc đăng lên mạng và tại sao bạn lại chia sẻ ảnh chúng. Ví dụ nếu bạn đăng tải bức hình của chúng cho gia đình bạn bè thân thiết - những người không thường thấy chúng thì bạn hãy giải thích điều đó.
Nếu bạn quyết định không đăng bất kì thứ gì, cũng cần phải thảo luận. Bởi con có thể lo rằng bạn xấu hổ vì chúng nếu chúng nghe nói rằng bố mẹ của bạn bè cũng đăng về họ.
Khám phá ý định của bạn.
Trước khi định đăng bức hình hoặc video của con, hãy hỏi bản thân “Vì sao bạn lại muốn đăng cái này?” “Đây có phải điều khiến bạn tự hào, yêu thương hay cạnh tranh với người khác? Thêm nữa, hãy chú ý tới hành vi khi đăng nội dung của mình. Cha mẹ cần phải biết rằng con họ đang quan sát và biết họ đăng cái gì khi nào và tại sao lại đăng. Hãy nhớ, con bạn học nhiều hơn về cách thể hiện bản thân trên mạng qua cách bạn thể hiện bản thân và chúng nhiều hơn là học từ những bài giảng của bạn.
Hãy xem xét kết quả có thể xảy ra. Tất cả các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc suy nghĩ kĩ những gì bạn đăng. “Việc bố mẹ cân nhắc và suy nghĩ là rất quan trọng. Đăng tải những bức hình mà không nghĩ đến hậu quả là vô trách nhiệm. Những bức hình mà bạn thấy hài hước có thể làm con bạn xấu hổ. Dĩ nhiên, có sự khác biệt giữa đăng bức hình về đứa con đang học lớp hai trong ngày đầu tiên đến trường với tấm hình một khoảnh khắc dễ tổn thương khi con buồn và khóc.
Bởi những tấm hình trên mạng sẽ tồn tại mãi mãi, việc xem xét hậu quả bài đăng đến con khi chúng lớn hơn rất là quan trọng. Ví dụ, khi con là thiếu niên, nếu bố mẹ đăng video khi con nổi giận hoặc bức hình con trần truồng trong bồn tắm, con bạn có thể bị xấu hổ. Những câu hỏi mà bố mẹ nên đặt ra trước khi đăng tải chính là: “Con có muốn mình đăng cái này không? Bài đăng này sẽ bị nhìn nhận như thế nào trong vài năm tới? Nó có thể gây xấu hổ cho con không? Có thể làm con tổn thương không? Đây có phải là điều sẽ khiến con tự hào?
Khi con đủ lớn, hãy luôn xin phép trước khi đăng ảnh con. Có thể hiểu được tại sao ba mẹ muốn chia sẻ hình ảnh và video của con. Vì bạn yêu chúng. Bạn tự hào về chúng và những thành quả của chúng, những phẩm chất và cả sự kì quặc. Nhưng chia sẻ với lượng lớn khán giả trên mạng có thể có nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng. Quan trọng là phải suy nghĩ rất kĩ về cách bạn sử dụng mạng xã hội và những gì bạn đăng tải. Bởi làm vậy cũng quan trọng như những quyết định nuôi dạy con khác của bạn, từ lúc con đến trường cho đến cách bạn đưa ra những kỉ luật.
----------------------------------
Tài liệu tham khảo
Nguồn dịch: Margarita Tarkovsky, M.S. (2018). Posting about your kids online? Here's what to consider. Truy xuất ngày 5/12/2019. https://psychc entral.com/lib/posting-about-your-kids-online-heres-what-to-consider/
QC (dịch)