TỔNG HỢP CÁC THANG ĐO CHẤT LƯỢNG HÔN NHÂN (phần 2)

11/12/2018

(Tamly) - Trong phần 1 của bài Tổng hợp các thang đo chất lượng hôn nhân, tôi đã trình bày một số nghiên cứu về thang đo. Bài viết này tiếp tục trình bày phần 2 của bài.

Cơ sở nền tảng nghiên cứu về chất lượng hôn nhân là một thách thức lớn trong việc thao tác hóa khái niệm và đo lường chất lượng hôn nhân. Chất lượng hôn nhân có thể được định nghĩa như một cảm giác chung của sự hài lòng về hôn nhân hoặc sự đánh giá dựa trên trải nghiệm về mối quan hệ hôn nhân (Schaap, Buunk, và Kerkstra, 1988).

Có một sự đồng thuận rộng rãi rằng nói đến chất lượng hôn nhân là nói đến những khía cạnh tốt trong hôn nhân mà vắng mặt những khía cạnh xấu. Có một số ít cho rằng chất lượng hôn nhân là nhắc đến cả hai khía cạnh tốt và xấu trong hôn nhân. Không có một tiêu chuẩn đo lường duy nhất về chất lượng hôn nhân cho tất cả các nghiên cứu (Bradbury và cộng sự, 2000). Thay vào đó, có một số ít các công cụ thường được sử dụng như: Chỉ số Chất lượng Hôn nhân ( Quality of mariage Index – QMI) (Norton, 1983), Marital Adjustment Test – MAT (Locke và Wallace, 1959), và Dyadic Adjustment Scale – DAS (Spanier, 1976) - cũng như nhiều biện pháp khác chỉ có ở các cuộc điều tra riêng biệt (Johnson và cộng sự, 1986).

Để lựa chọn thang đo lường chất lượng hôn nhân, bên cạnh quan tâm tới độ hiệu lực và độ tin cậy, cũng cần phải quan tâm tới các khía cạnh cụ thể để điều tra về chất lương hôn nhân như khả năng điều chỉnh, sự bất hòa, sự hài lòng, sự hạnh phúc; cơ sở thao thác hóa khái niệm của thang đo (Sabatelli, 1988; Spanier và Lewis, 1980).

Một số công cụ đo lường chất lượng hôn nhân đã được phát triển gần đây đã có cố gắng cải thiện lĩnh vực nghiên cứu này. Chất lượng hôn nhân đã được tìm thấy có hai chiều kích chính, với cấu trúc như sự điều chỉnh (adjustment) và sự hài lòng (saticfaction) là một; cái khác là khuynh hướng chia rẽ (divorce proclivity) và sự bất hòa (disharmony) (Johnson, White, Edwards, và Booth, 1986: Orden và Bradbury, 1968: Weiss và Cerreto, 1980).

Bài đánh giá gần đây của Sabetelli (1988) về độ tin cậy và độ hiệu lực của các biện pháp đo lường sự điều chỉnh và sự hài lòng trong hôn nhân (Marital adjustment and marital saticfaction) chỉ ra rằng có một số công cụ đáp ứng các yêu cầu về tâm lý học cơ bản. Các thang đo lường này bao gồm: Dyadic Adjustment Scale DAS (Spanier, 1976), Marital Satisfaction Inventory – MSI (Snyder, 1979), Marital Satisfaction Scale - MSS (Roach, Frazier, và Bowden, 1981), Quality Marriage Index - QMI (Norton, 1983), and Kansas Marital Satisfaction Scale - KMSS (Schumm và cộng sự, 1986).

Thang đo hạnh phúc hôn nhân (marital happiness scale) với 7 chỉ số: (1) mức độ thông cảm/ hiểu được nhận từ người vợ/ chồng (extent of understanding received from spouse); (2) tình yêu nhận được từ người bạn đời (a mount of love receied); (3) quan hệ tình dục (sexual relationship); (4) người vợ/ chồng như là một người để làm việc với (spouse as someone to do things with; (5) sự trung thành của người bạn đời (spouse’s faithfulness). Với năm chỉ số đầu được mã hóa như sau: 0 = không hạnh phúc, 1 = khá hạnh phúc, 2 = quá hạnh phúc. Chỉ số thứ 6 (6) đánh giá chung về hạnh phúc hôn nhân với các mức “rất hạnh phúc”, “khá hạnh phúc”, “không hạnh phúc”; chỉ số cuối cùng (7) đánh giá sức mạnh tình của của người trả lời dành cho người bạn đời (the strength of feelings of love respondent has for spouse) được mã hóa với các mức 0 = không mạnh, 1 = khá mạnh, 2 = rất mạnh (Claire và các cộng sự, 2008).

(Còn nữa)

Lệ Hằng

------------------------

Tài liệu tham khảo

1. Bradbury, T.N., Fincham, F.D., Beach, S.R.H., 2000. Research on the nature and determinants of marital satisfaction: A decade in review. Journal of Marriage and the Family 62, 964-980.

2. Johnson, D.R., White, L.K., Edwards, J.N., Booth, A., 1986. Dimensions of marital quality – toward methodological and conceptual refinement. Journal of Family Issues 7, 31-49.

3. Locke, H.J., & Wallace, K. M. (1959). Short marital adjustment and prediction tests: Their reliability and validity. Marriage and Family Living, 21, 251-255.

4. Norton, R. 1983. "Measuring marital quality: A critical look at the dependent variable". Journal of Marriage and the family, 45, 141 – 151. Roach. A. J., Frazier. L. P., & Bowden. S. R. (1981). The Marital Satisfaction Scale: Development of a measure for intervention research. Journal of Marriage and the Family, 43, 537-546.

5. Ordon. S., & Bradbury. N. (1968). Dimensions of marriage happiness. American Journal of Sociology, 41, 715-731.

6. Sabatelli, R. M. (1988). Measurement issues in marital research: A review and critique of contemporary survey instruments. Journal of Marriage and the Family. 50, 891-915.

7. Sabatelli, R. M. (1988). Measurement issues in marital research: A review and critique of contemporary survey instruments. Journal of Marriage and the Family. 50, 891-915.

8. Schaap, C., Buunk, B., & Kerkstra, A. (1988). Marital conflict resolution. In P. Noller & M.A.Fitzpatrick (Eds.), Perspectives on Marital Interaction (pp.203-244). Philadelphia, P A: Multilingual Matters.

9. Schumm. W. R., Paff-Bergen. L. A., Hatch. R. C., Obiorah. F. C., Copeland. J. M., Meens, L. D., & Bugaighis, M. A. (1986). Concurrent and discriminant validity of the Kansas Marital Satisfaction Scale. Journal of Marriage and the Family, 48, 381-387.

10. Spanier, G. B. & Lewis, R. A. (1980). Marital quality: A review of the seventies. Journal of Marriage and the Family, 42, 96-110.

11. Spanier, G.B., 1976. Measuring dyadic adjustment - New scales for assessing quality of marriage and similar dyads. Journal of Marriage and the Family 38, 15-28.

12. Weiss. R. L., & Cerreto. M. C., (1980). The marital status inventory: Development of a measure of dissolution potential. American Journal of Family Therapy. 8, 80-85.